Mì Quảng, món ăn này có thể thấy ngay từ cái tên đã mang đậm hồn quê của miền Trung đầy nắng gió. Món Mì Quảng dễ làm, dễ ăn nhưng lại khó quên giống như người dân chất phác xứ Quảng. Mì Quảng là món ăn biểu tượng và rất phổ biến của Quảng Nam. Người dân nơi đây truyền tai nhau câu nói bất cứ người con của đất Quảng thì bất cứ ai cũng biết nấu mì Quảng. Đến với Quảng Nam, du khách không khó để bắt gặp được quán Mì Quảng ở khắp các con phố, ngõ hẻm.
Nguồn gốc của mì Quảng
Vào khoảng thế kỷ 16, Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam là một thương cảng quốc tế với nhiều hoạt động giao thương nhộn nhịp. Rất nhiều người nước ngoài đến Hội An sinh sống và làm việc. Chính vì vậy, vùng đất này là nơi giao thoa văn hóa cũng như ẩm thực từ nhiều nơi. Trong đó có sự ảnh hưởng từ người Trung Hoa.

Khi đến Hội An sinh sống, người Hoa mang theo nền ẩm thực của họ. Trong đó có các món “mì” – một sản phẩm làm từ bột mì sáng được tạo bởi người Trung Quốc. Người dân Hội An bấy giờ chịu ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa. Nên họ cũng sáng tạo ra món ăn có hơi hướng giống các món mì của nước bạn. Thế nhưng, điểm khác biệt ở chỗ dù gọi là “mì”. Nhưng sợi của nó lại làm từ bột gạo chứ không hề sử dụng bột mì.
Có thể người ta mượn tên gọi là “mì” vì hình dạng của nó cũng đều là dạng sợi như nhau. Cũng bởi món mì này được làm trên đất Quảng. Do đó người ta đã đặt cho nó một cái tên rất bình dị đó là “mì Quảng”. Đây là một món ăn sáng tạo riêng của người Quảng Nam với cách chế biến phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Nét đặc trưng của mì Quảng
Thực tình, cách nấu mì Quảng đơn giản, nguyên liệu cũng dễ dàng. Bất cứ thứ gì, từ heo, gà, sườn, cá, gì cũng có thể đem ra nấu. Chỉ cần sơ chế sạch rồi xào nguyên liệu, nêm gia vị, thêm nghệ; thêm nước đun liu riu cho tới khi thịt mềm, nước còn xăm xắp là đạt.
Khi đó, thái mì Quảng thành những sợi to và dài, gắp vừa ăn rồi chan ít dùng; bỏ thêm nhân (các loại thịt, cá), thêm rau, ớt, mắm cho vừa vị rồi thưởng thức. Tất nhiên đừng quên chiếc bánh tráng giòn tan, thơm mùi mè để món mì thêm đúng điệu.
Đơn giản là thế nhưng mì Quảng cũng có những điều cần lưu ý riêng. Chẳng hạn thời tiết Quảng Nam đa phần là khô, nóng. Nên sợi mì không cần trụng trước mà chan nước dùng luôn. Như thế món mì không quá nóng, hợp với khí hậu. Thêm vào đó, với đặc trưng của người miền Trung là thích món trộn, mì Quảng chỉ chan xăm xắp nước, kiểu vừa đủ ướt sợi mì và thêm rau ghém cho có vị mà thôi.
Tô mì Quảng thường đi kèm một đĩa rau bự gồm xà lách, giá và không thể thiếu được rau mầm. Nhiều người bảo chính vị the the, đắng nhẹ của rau mầm làm món mì Quảng ngon hơn, đặc sản hơn. Cuối cùng là bánh tráng nướng và ớt. Mì Quảng bao giờ cũng được phục vụ kèm chiếc bánh tráng lớn cùng ớt xanh và chanh.
Thưởng thức món mì Quảng
Cách ăn đúng của món mì này sẽ này bỏ rau sống bánh tráng đã bẻ nhỏ vào tô, trộn đều lên rồi mới thưởng thức. Khi ăn, lâu lâu lại cầm trái ớt xanh cắn một miếng để nghe vị cay, thơm đặc trưng của ớt xứ Quảng lan ra trong miệng. Tất nhiên không ăn được ớt thì cũng chẳng sao nhưng nếu muốn ăn đúng kiểu người Quảng Nam, hiểu sâu về ẩm thực Quảng Nam.

Nói thêm về mì Quảng, dù hiện tại mì Quảng có rất nhiều loại nhân nhưng theo người Quảng chính gốc. Mì Quảng ban đâu chỉ có nhân thịt gà. Sau đó mới có nhân cá để phục vụ người không ăn được thịt gà. Các loại sườn hay nhân tôm trứng đều là các loại phát triển về sau. Khi đời sống khấm khá hơn và để phục vụ nhu cầu của du khác.
Nhưng dù là nhân thế nào, mì Quảng vẫn giữ được sự đơn giản, mộc mạc như chính vùng đất sản sinh ra nó. Vì thế nếu đã đến Quảng Nam, nhất định hãy thử mì Quảng nhé!