Nhắc đến ẩm thực Hà Nội không thể không nhắc đến những món ăn vặt như bún miến. Các loại bún miến cùng đa dạng, từ bún riêu, bún ốc đến miến gà, miến cá, miến lươn, miến ngan … Miếng thịt mỏng thơm quyện cùng nước dùng ngọt thanh chính là điểm cộng giúp món miến ngan Hà Thành được nhiều người yêu mến. Vào những ngày trời không nắng, món miến ngan trở thành món ăn được nhiều người lựa chọn vì thịt ngon mà không bị ngấy. Du khách lang thang trên các phố phường Hà Nội không khó có thể tìm ra được quán miến ngan để thưởng thức.
Đa dạng miến ngan Hà Thành
Nếu bún, miến ngan thường bán nhiều vào buổi chiều thì quán nhỏ nơi chợ Hàng Da lại chỉ bán khoảng 1 giờ đồng hồ mỗi ngày, bắt đầu từ 11 rưỡi trưa. Vì thời gian bán ngắn như vậy nên quán lúc nào cũng nườm nượp khách. Tại đây bạn có thể tha hồ lựa chọn các loại miến trộn, miến nước, bún nước, bún chấm và cả ngan chặt nữa.

Miến nước của quán cũng giống như bao quán miến ngan quen thuộc khác ở Hà Nội: cũng miến, măng tươi, hành tươi xắt nhỏ nhưng điểm khác biệt là miếng thịt ngan của quán rất chắc. Thịt ngan ăn kèm miến chần chín tới, ngọt và thơm. Tuy nhiên thịt ở đây thái lát hơi mỏng nên khi ăn cảm thấy chưa thực sự “đã miệng” cho lắm.
Miến ăn kèm cũng khá giòn, ngâm nước lâu không bị nát, đóng bánh; kết hợp cùng lát thịt ngan thơm mềm và vị giòn ngọt của măng tươi vô cùng hấp dẫn. Bạn cũng có thể cho thêm một chút dấm tỏi vào miến. Bởi vị chua của dấm sẽ khiến món ăn ngon và đưa vị hơn.
Cách nấu miến ngan ngon
Để có món bún ngan ngon, phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn con ngan ngon, cách luộc và nêm nếm gia vị. Ta cần lưu ý cách luộc ngan sao cho chín tới, thịt mềm vừa chín tới, không dai và không bị hôi. Ngan sau khi được sơ chế sạch, được thả vào nồi nước sôi, đun lửa lớn khoảng vài phút rồi. Sau đó vớt sang nồi nước lạnh và luộc đến khi chín. Theo kinh nghiệm, khi ngan chín, ta không nên vớt ra ngay mà ngâm trong nồi một lát để thịt không bị khô. Sau khi vớt ngan ra, ta lọc lấy phần thịt ức, thái mỏng, phần thân chặt miếng; phần xương còn lại bỏ vào nồi nước dùng ninh để lấy độ “ngọt nước”.
Món bún ngan không thể thiếu măng nấu kèm. Người Hà Nội thường nấu măng tươi cùng ngan vào mùa hạ. Bởi vị thanh mát của món canh. Vào mùa đông, các bà các mẹ khá cầu kỳ khi dùng măng khô. Để miếng măng được mềm, ta phải ngâm măng cho nở rồi luộc qua nước sôi vài lần.

Người nội trợ khéo thường vớt mỡ ngan xào với măng cho thấm mắm muối. Khi măng chín, ta đơm bún vào bát, bày phần thịt ngan đã thái sẵn lên trên cùng rau thơm hành lá thái nhuyễn và chan canh măng nóng hổi cùng vài miếng tiết đi kèm. Vậy là ta đã có thể thưởng thức bát bún ngan thơm nức. Miếng măng quyện mỡ mềm thơm, miếng tiết thanh nhẹ, thịt ngan beo béo, dai ngọt.
Hương vị đặc trưng của miến ngan Hà Nội
Nếu không muốn ăn bún, miến nước bởi chúng đã quá quen thuộc. Bạn có thể thử món miến ngan trộn. Miến được trụng sơ rất vừa tầm, mềm nhưng không quá nát hay quá khô. Trộn đều miến, măng tươi, thịt ngan, lạc rang giã dập cùng với xì dầu và nước sốt của quán; nhấm nháp thưởng thức mới thấy hết được sự kết hợp tuyệt vời của những nguyên liệu tưởng chừng như quen thuộc ấy.
Một trong những điểm hút khách của miến ngan Hàng Da chính là nước dùng trong. Nước dùng ở đây ngọt mà thanh, không bị ngấy hay bị béo. Đồng thời, không hề có mùi hôi của ngan. Tuy nhiên bát bún/ miến ở đây khá ít. Có lẽ đây là lý do mà hầu hết thực khách đều phải gọi thêm một bát ngan chặt.