Quả nhãn là món ăn phổ biến trong mùa hè. Ăn nhãn có cảm giác rất sảng khoái, lại có vị rất ngọt nên long nhãn gần như được coi là một trong những món ăn đặc trưng trong mùa hè. Ngoài cách ăn thông thường, người ta thường chế biến thành các món sinh tố, chè long nhãn hay kem nhãn… Điều này đối với bà bầu cũng không ngoại lệ. Nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý khi ăn nhãn, vì nhãn là loại quả có tính nóng, ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được nên hay không nên ăn nhãn nhé!
Nhãn là thứ quả tuyệt hảo do thiên nhiên ban tặng
Mùa hè chính là mùa của các loại trái cây trong đó có nhãn. Khi đó nhiều mẹ thường rơi vào câu hỏi bà bầu có nên ăn nhãn hay không, có ăn được không hay ăn nhãn có sao không? Để biết được đáp án, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé!
Thực chất, nhãn là một loại quả có mùi vị thơm, ngon và ngọt, thuộc tính ôn nhiệt. Nhãn không chỉ chứa hàm lượng vitamin C cao (gần bằng 80% nhu cầu hàng ngày của mỗi người) mà còn chứa nhiều loại khoáng chất có lợi khác như: phốt pho, sắt, kali và magiê …
Bên cạnh đó, nhãn còn còn được xem như là bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến thần kinh như trầm cảm,… ngăn ngừa xảy ra việc các tế bào bị hư hại, làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư và thư giãn các hoạt động của não. Nhãn giúp nhanh lành vết thương, tuổi thọ có thể tăng cao, ngăn chặn hiện tượng thiếu máu. Nhãn rất có lợi cho da, giúp da chống lão hóa, răng & nướu răng được bảo vệ khi ăn loại quả này.
Mẹ bầu có nên ăn nhãn hay không?
Trước tiên, nếu ăn quá nhiều nhãn, khí nóng trong người mẹ bầu sẽ tăng cao. Gây ra một số hiện tượng như: ra máu âm đạo, động thai,…. Đặc biệt, đối với mẹ bầu bị tiểu đường hoặc huyết áp cao thì tuyệt đối không nên ăn nhãn. Vì nếu ăn nhãn có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Phụ nữ mang thai đôi khi cảm thấy uể oải và mệt mỏi. Nhãn có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này vì nó có chứa nhiều loại đường khác nhau như glucose và sucrose nên giúp phục hồi năng lượng. Ăn nhãn thường xuyên còn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.
Nếu đang băn khoăn không biết liệu bà bầu ăn nhãn được không. Thì loại trái cây này có thể giúp bạn cải thiện các bệnh về tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ, nếu bị nghén trong những tháng đầu và hay buồn nôn, nôn, khó đi tiêu, đầy hơi hay tiêu chảy. Bạn có thể ăn nhãn. Nhãn có chứa chất béo và protein thực vật rất có ích trong việc kích thích quá trình trao đổi chất.
Nhãn có thể là phương thuốc tẩy giun hiệu quả vì có chứa axit tartic. Khi mang bầu, việc uống thuốc có thể gây một số ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn bầu bí, những trái nhãn sẽ giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng nhiễm giun một cách an toàn.
Một số lưu ý với mẹ bầu khi ăn nhãn
Các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên quá nhiều nhãn. Nhất là những người có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai. Nếu bạn có bầu và đang trong tình trạng ốm nghén rất thèm ăn nhãn thì bạn cũng có thể ăn. Thế nhưng, khi ăn bạn nên ăn ít, khoảng 3 -4 quả cho bớt “thòm thèm” mà thôi.
Lưu ý:
- Các mẹ không được ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do đây là những khoảng thời điểm nhạy cảm của thai nhi. Rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Không ăn nhiều nhãn khi đói vì có thể gây ra hiện tượng “say” nhãn, có hại cho mẹ và bé.
- Mặc dù khi ăn, lớp vỏ nhãn sẽ được bóc đi. Thế nhưng, lớp vỏ có rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc,.. khi các mẹ bầu bóc, chúng sẽ dính vào tay rồi đi vào cơ thể. Nó sẽ gây ra chứng đau bụng nguy hiểm. Chính vì thế, trước khi ăn, các mẹ hãy ngâm nhãn vào nước muối khoảng 10 phút.
- Sau khi sinh ăn nhãn có thể coi là một liều thuốc bổ. Các chứng bệnh sau khi sinh thường xuất hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi,… nếu được ăn cháo nóng vs nhãn, hồng táo, gạo nếp,.. sẽ giúp mẹ phục hồi sức khoẻ rất tốt.
- Chính vì vậy nên, mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể thưởng thức nhãn thoải mái sau khi sinh. Để sức khỏe có thể nhanh chóng được phục hồi. Qua đó cung cấp thêm chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.