Trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ sinh ra tình trạng chán ăn, ngán mọi thứ, thậm chí cảm thấy khó chịu với thức ăn. Đây chính là việc tác động của nội tiết tố của các hormone tốt khi mang thai. Tuy nhiên, việc chăm sóc tốt cho sức khỏe bà bầu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Mẹ khỏe thì con khỏe, mẹ có khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt thì cũng cố gắng cưng chiều bản thân của mình thêm một chút, thậm chí để mẹ tăng cân, thì mẹ tròn con vuông đúng không nào ?
Sức khỏe của mẹ bầu là rất quan trọng
Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.

Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng tốt khi mang thai, cho con bú là một trong các yếu tố quyết định bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ. Và cả sự lớn lên và phát triển của trẻ. Tinh bột chính là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Phụ nữ mang thai cần biết cách bổ sung tinh bột hợp lý. Tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Phụ nữ có thai cần ăn đủ các thức ăn chứa glucid để bổ sung năng lượng, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào. Ăn đủ lượng glucide cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hoá lipid ở cả mẹ và bé.
Các yếu tố giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý
Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:
- Trẻ: 3.200g-3.600g.
- Nhau thai: 500g-900g.
- Dịch ối: 900g.
- Sự phì đại tuyến vú: 500g.
- Tử cung: 900g.
- Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.
- Mỡ cơ thể: 2.300g.
- Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g.
Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg

Các thời điểm tăng cân hợp lý với mẹ bầu
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vị bị nghén. Nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.
Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…
Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày. Bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (1977). Khi phụ nữ có thai vào 6 tháng cuối, nhu cầu hàng ngày cần tăng thêm 350Kcalo, 15gProtein. Còn Canxi phải có 1000mg, sắt có 30mg trong khẩu phần hàng ngày cộng thêm tăng cường vitamin nhóm B,C.