Mùa hè là mùa của nhiều loại trái cây nhiệt đới, trong đó có trái vải. Đây là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức trái vải thơm ngon và đầy hương vị. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể làm vải ngâm đường để thay đổi khẩu vị. Vải ngâm đường là một biến tấu tuyệt vời của các tín đồ mê mẩn loại trái cây mùa hè này. Một ly trà vải với những trái vải ngâm đường ngọt lành thanh mát sẽ đánh bay ngay cái nóng mùa hè. Thay vì sử dụng vải ngâm đóng hộp, bạn có thể tự tay làm những hũ vải ngâm đường vì cách làm cũng rất đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách làm vải ngâm đường nhanh và dễ nhất.
Lợi ích tuyệt vời của trái vải
Vải là một trong những loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam với hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Bên ngoài trái vải được bao phủ bởi lớp vỏ hơi ráp có màu đỏ hồng rất đẹp. Bên trong có cùi trắng ngọt lịm. Vải cung cấp lượng chất xơ, vitamin dồi dào nhưng lại rất calories. Vải giúp hệ tiêu hóa khỏe, làm sạch dạ dày. Giúp ăn ngon miệng và chữa chứng ợ nóng cũng như cũng như cảm giác nóng dạ dày.
Vải là nguồn cung dồi dào phốt pho và ma giê, hỗ trợ xương chắc khỏe. Các chất khoáng dẫn truyền như đồng và mangan giúp cải thiện tình trạng giòn xương. Cùng với đó, kẽm và đồng tăng cường hiệu quả của vitamin D. Làm tăng sự hấp thụ canxi. Đồng nghĩa với việc duy trì sức khỏe của xương. Cùng với lợi ích tốt cho cơ thể đây còn là thực phẩm tuyệt vời trong thực đơn ai cần giảm cân.
Tuy nhiên, mỗi người cần bổ sung vải vừa phải. Trái vải có tính nóng. Ăn nhiều dễ làm mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, gây nhiệt miệng; Mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng… Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn quá nhiều trái vải. Trái vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường, thai phụ có tiền sử tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều loại trái cây này. Khuyến cáo chỉ nên ăn ít hơn 6 – 7 trái trong 1 lần ăn.
Cách làm vải ngâm đường
Chuẩn bị
Chuẩn bị trang thiết bị gồm: Nồi, tô, hũ thủy tinh. Nguyên liệu để làm món vải ngâm đường: 1 kg vải, 400 gram đường phèn, 1 nhánh lá dứa, muối
Chi tiết các bước làm vải ngâm
– Chần vải: Lựa chọn những trái vải ngon nhất mua về, cắt bỏ hết phần cuống, lá rồi rửa sạch.
Bắt nồi nước lên sôi, cho vải vào chần sơ 2-3 phút rồi cho vải vào ngâm trong tô nước đá lạnh 10 phút.
– Nấu nước đường. Lá dứa rửa sạch, buộc lại thành bó.
– Đổ 500ml nước lọc vào nồi, cho lá dứa vào tạo hương thơm, nấu sôi cho phần đường phèn cùng 1/4 muỗng cafe muối khuấy cho tan hoàn toàn rồi tắt bếp và chờ nước đường nguội hoàn toàn.
– Bóc vỏ và hạt: Lần lượt bóc vỏ, dùng dao nhọn lách xung quanh núm vải để khéo léo lấy hạt ra mà vẫn giữ nguyên trái. Sau khi thực hiện hết, bạn cho vải vào tô nước lạnh ngâm 10 phút nữa rồi vớt ra cho thật ráo nước.
– Làm vải ngâm đường: Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch và khô, xếp vải vào rồi rót nước đường phèn vào. Đậy nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau hai ngày có thể đem ra thưởng thức, làm trà vải hay chè khúc bạch đều ngon lắm đấy.
Một số lưu ý quan trọng khi làm vải ngâm đường
Không chọn những trái vải hư, thối, có đốm đen, ngửi có mùi lên men. Mà dựa vào đặc điểm như trái chín ngon sẽ có vỏ màu hồng đỏ, tròn đều và gai nhẫn. Nếu mua vải nguyên chùm quan sát lá còn xanh tươi và cành dính vào trái.
Với hũ dùng để ngâm vải, cần trụng qua nước sôi và để ráo nước hoàn toàn. Nước đường phải để thật nguội mới cho vào hũ. Công đoạn này nhằm bảo quản thành phẩm được lâu hơn trong ngăn mát tủ lạnh. Khi múc, dùng muỗng sạch để tránh làm hư cả hũ vải.