Cà phê đã quá quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam từ rất lâu về trước. Vị đắng nơi đầu lưỡi, vị đậm đà, thơm dịu, mùi đất thấm vào ly cà phê khiến người ta ngây ngất… Chẳng thế mà cà phê đã đi vào lòng người Việt một cách nhẹ nhàng và trìu mến. Mọi người thích uống cà phê tại nơi làm việc, gặp gỡ, bàn bạc với đối tác, trò chuyện với người thân, bạn bè… Cà phê đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống trong công việc của mỗi người. Nhưng ít người có thể hiểu được tường tận về nét văn hóa cà phê của người Việt mình? Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa cà phê, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây!
Cà Phê thể hiện tính cách con người
Cà phê phin được coi là thứ thức uống được ưa thích nhất của người Việt. Cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt từng giọt cà phê rơi thật là thú vị. Càng thú vị hơn nữa khi được nhâm nhi thành quả của nó. Có thể là một tách cà phê đen nóng, có thể pha thêm chút sữa, uống nóng hay uống đá tùy theo sở thích của mỗi người. Người ta có thể đoán biết được tính cách con người; văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha cà phê và sở thích uống của mỗi người. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cà phê trong tấm vải và nấu trong nồi; họ thích uống cà phê đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cà phê pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc.

Nguồn gốc cà phê từ phương Tây
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam và trở thành thói quen gần như không thể thiếu của mỗi người. Người dân từ thành thị đến nông thôn, từ công nhân, dân tri thức… có lẽ không người nào không một lần thử qua thức uống này. Chính vì vậy, thói quen uống cà phê của người Việt đã nâng lên một tầm mới. Nó trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế.
Cây cà phê vốn có nguồn gốc từ phương Tây. Đây là một trong những tặng phẩm mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Và nhờ tài năng của mình mà con người đã biến những hạt cà phê thành một loại nước uống đặc biệt. Một thức uống có niềm đam mê khó cưỡng.
Cà phê của người Việt ngày hôm nay được người Pháp đưa vào từ thời Pháp Thuộc. Giống cà phê Arabica được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc; rồi sau đó lan ra các tỉnh miền Trung. Những năm sau đó, người Pháp tiếp tục mang đến những giống cà phê mới như cà phê vối Robusta, hay cà phê mít Mitcharichia…
Thức uống gần như không thể thiếu
Trải qua hàng trăm năm sử dụng thức uống này; đến nay, cà phê gần như đã trở thành đồ uống phổ cập của người Việt Nam. Ngày nay, ở các thành phố lớn quán cà phê mọc lên như nấm. Gần như cứ ra khỏi nhà là gặp quán cà phê. Ở trong các con hẻm nhỏ, mỗi sáng, chúng ta dễ dàng bắt gặp các ông xe ôm, các cụ già ngồi bên lề đường vừa nhâm nhi ly cà phê vừa đọc báo. Điều đó gần như đã trở thành thói quen của họ trước khi bắt đầu một ngày mới.

Còn đối với những người làm công nhân, dân văn phòng… do không có thời gian, phải vội vàng đến chỗ làm. Chính vì vậy trên đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều cảnh họ dừng lại bên đường mua vội ly cà phê mang đi.
Rồi những ngày cuối tuần, sau một tuần làm việc mệt nhọc là thời điểm các quán cà phê chật ních người. Thay vì ở nhà, người ta tìm đến các quán cà phê để nhâm nhi ly cà phê cùng bạn bè, cùng chia sẻ những vui buồn sau một tuần làm việc. Thậm chí có người lại thích được một mình vừa nhâm nhi ly cà phê vừa suy ngẫm về mọi thứ. Có thể nói, cà phê đã trở thành người bạn thân thiết của người Việt từ khi nào không biết.
Nhanh, gọn là xu hướng hiện tại?
Mặc dù cà phê Việt được người Pháp đưa vào. Tuy nhiên, văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt lại có phần khác so với người Pháp. Người Pháp cũng có phong cách uống cà phê chậm rãi; tuy nhiên họ thường uống cà phê trước khi ngày làm việc mới bắt đầu. Còn đối với người Việt thì tùy thuộc vào từng người, từng nghành nghề, họ có thể uống vào thời điểm nào trong ngày.
Văn hóa thường thức cà phê của người Việt từ lâu được mọi người nhận xét là khác biệt với với người phương Tây. Trong khi người phương Tây, với nhịp sống công nghiệp, thời gian hạn chế nên họ thường uống cà phê. Với mục đích giúp đầu óc tỉnh táo để làm việc và thường dành thời gian rất ít để uống. Thì, với người Việt, lại trái ngược hoàn toàn.

Người Việt sẵn sàng bỏ ra nửa tiếng đồng hồ. Thậm chí cả tiếng đồng hồ để ngồi nhâm nhi bên ly cà phê. Chính vì vậy, người Việt đa số thường uống cà phê rang xay bằng phin; vì sự đậm đà mà nó mang đến.
Xu hướng thưởng thức cà phê dần chuyển đổi
Tuy nhiên, ngày nay, Việt Nam cũng đã tiến đến dần một nước công nghiệp. Nhịp sống ngày càng nhanh, thời gian ngày càng hạn hẹp, thời gian dành cho việc thưởng thức cà phê ngày càng bị rút ngắn. Chính vì vậy, xu hướng văn hóa cà phê của người Việt cũng dần chuyển đổi.
Hiểu được điều đó, các công ty sản xuất cà phê hàng đầu ngày càng chú trọng đầu tư vào phân khúc cà phê hòa tan; nhằm đảm bảo các tiêu chí nhanh, gọn, tiện lợi cho người dùng.