Vào mùa đông, một số trẻ nhỏ thường hay mắc phải những căn bệnh như: Ho, sổ mũi, sốt, viêm họng… Ngoài một số biện pháp ngăn ngừa bệnh thường gặp cho con mình khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa như giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh…, các bậc cha mẹ còn có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bằng những thực phẩm hằng ngày để bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân xâm hại. Cùng dvortho.com điểm danh những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ vào mùa lạnh.
Rau súp lơ
Súp lơ trắng cùng họ với súp lơ xanh là loại rau có chưa chất phytochemical. Nó nổi tiếng được cho là giúp ngăn ngừa ung thư siêu việt. Súp lơ rất giàu Vitamin A, Vitamin C và canxi. Thêm súp lơ vào chế độ ăn dặm của bé sẽ giúp bé có sức đề kháng mạnh trong mùa đông.
Dinh dưỡng trong súp lơ: Vitamin: Vitamin A – 175 IU, Vitamin C – 90 mg, Niacin – 0,8 mg, Folate – 51 mcg, Thiamin – 0,8 mg, Acid pantothenic – 0,8 mg, Vitamin B6 – 0,25 mg.
Khoáng chất: Kali – 354 mg, Sodium – 29 mg, Canxi – 40 mg, Photpho – 71 mg, Magiê – 24 mg, Sắt – 0,89 mg. Ngoài ra có chứa một lượng nhỏ selen, đồng, mangan, kẽm.
Bé từ 8 tháng đã có thể ăn thức ăn thô nên mẹ có thể nghiền qua súp lơ rồi nấu cùng cháo, bột cho bé. Hấp súp lơ sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng nhất. Mẹ cũng có thể dùng hoa súp lơ làm bánh nướng cho bé cũng rất tuyệt. Với bé đang ăn bốc, mẹ sắt súp lơ thành những bông nhỏ rồi luộc, hấp súp lơ chín mềm cho bé tự ăn.
Củ cải trắng
Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên. Nó giúp bé ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.
Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose). Những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg… Các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.
Cách chọn củ cải ngon là loại không bị đổi màu khi bị cắt làm đôi. Và cũng không xuất hiện vết bầm rập trên bề mặt. Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi chế biến nó. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, bạn nên để chúng trong một bát nước lọc. Đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.
Củ khoai tây
Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Do khoai tây nhiều tinh bột, ít các chất dinh dưỡng khác nên các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé ăn khoai tây khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển.
Nên chọn loại khoai có vỏ màu vàng nâu nhạt. So với loại khoai vỏ trắng, loại khoai này mịn và bở hơn khi được hấp chín và dầm nhuyễn. Đảm bảo rằng khoai không mọc mầm hoặc có những đốm xanh.
Cách bảo quản khoai tốt nhất là để khoai ở nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh dự trữ khoai tây trong ngăn đá. Cũng không nên để khoai ở khu vực ẩm ướt vì như thế, nó sẽ dễ mọc mầm.
Quả đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây rất bổ dưỡng. Chúng chứa một lượng cao vitamin C (giúp hấp thụ chất sắt), Vitamin A (2.516 IU), Vitamin E. Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và acid folic. Ăn đu đủ giúp trẻ sáng mắt, phòng táo bón vô vùng hiệu quả.
Dinh dưỡng trong đu đủ: Vitamin: Vitamin A – 2516 IU, Vitamin C – 142 mg, Vitamin B1 (thiamine) – 0,06 mg, Vitamin B2 (riboflavin) – 0,07 mg, Niacin – 0,77 mg, Folate – 87 mcg.
Chất khoáng: Kali – 591 mg, Photpho – 12 mg, Magnesium – 6,9 mg, Canxi – 55 mg, Sắt – 0,23 mg. Ngoài ra có chứa hàm lượng mangan, kẽm và đồng.
Nước ép quả lựu
Lựu là loại quả nguy hiểm với bé trong độ tuổi ăn dặm. Nó có nguy cơ gây hóc vì phần thịt được bao quanh một chiếc hạt rất cứng. Tuy nhiên, bạn có thể cho bé làm quen với nước ép lựu khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi.
Lựu được mua về, tách lấy hạt, cho vào máy ép hoa quả. Hạt lựu nếu có bị ép vỡ ra cũng không độc. Trái lại, nó còn tốt cho sức khỏe của bé. Một số nghiên cứu cho thấy, dầu hạt quả lựu có tác dụng ngăn ngừa ung thư da.
Nước ép lựu giàu vitamin B, C, canxi và phốt pho. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bé khỏe mạnh, ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý một số điểm sau:
– Nên pha loãng nước ép lựu với chút nước đun sôi để nguội.
– Nên cho bé dùng nước ép lựu ngay sau khi chế biến.
– Nên cho bé uống với một lượng nhỏ rồi tăng dần lên.
– Nước lựu có thể được kết hợp với khoai lang dầm nhuyễn, chuối chín được dầm nhuyễn.
Cam và quýt
Cam hoặc quýt đều có hàm lượng Vitamin C dồi dào. Do đó, cho trẻ uống nhiều nước cam hoặc ăn quýt sẽ giúp bé khỏi sự tấn công của virus gây bệnh vào mùa đông.
Tỏi
Tỏi được xem là một trong số các loại thuốc kháng sinh đáng tin cậy nhất trong thiên nhiên. Thành phần allicin hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Nên có có tác dụng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự tấn công của siêu vi vào cơ thể… Với trẻ nhỏ, mẹ có thể băm tỏi để xào nấu cùng thức ăn trong bữa ăn cho bé.
Cá hồi
Cá hồi có chứa hàm lượng omega 3 cao tác dụng tích cực đến trí não của bé. Đồng thời trong cá hồi còn chứa vitamin D, B, E và các vi tố kẽm, đồng, sắt… tác dụng tích cực đến sức đề kháng của trẻ vào mùa đông lạnh.
Khoai lang
Khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào một dưỡng chất có khả năng giữ ấm cho bé trong ngày lạnh. Ngoài ra, khoai lang còn chứa Vitamin A, Vitamin C, chất xơ… Chúng giúp bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn. Đồng thời mang đến hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ nhỏ ngay cả khi thời tiết chuyển mùa.