Bỏng ớt là hiện tượng thường gặp khi da tiếp xúc nhiều với ớt. Cách chữa bỏng ớt giảm đau an toàn bằng sữa chua và kem, trái cây ngọt, muối hoặc giấm. Ớt cay dính vào tay hay văng vào mắt gây cảm giác khó chịu và trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều người, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với ớt cay. Trước khi tìm hiểu cách làm hết cay ớt trên tay, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
Ớt có chứa chất capsaicin mà khi chạm vào da, chúng sẽ gây cảm giác bỏng rát. Nếu chẳng may ớt dính vào các bộ phận khác trên cơ thể sẽ khiến cơ thể rất khó chịu. Nếu tay bị dính ớt, nhiều người thường rửa sạch bằng nước. Tuy nhiên, điều này không khả thi vì ớt chứa các chất không tan trong nước. Vì vậy, làm thế nào để bạn có thể giữ cho tay, mắt hoặc các vùng da khác của bạn không bị nóng từ ớt? Hãy xem những lời khuyên hữu ích được chia sẻ dưới đây nhé!
Theo những nghiên cứu, trong ớt có chứa chất capsaicin – là chất gây bỏng ớt và cũng làm tăng hương vị cay nồng cho món ăn. Chính chất này có khả năng gây nóng rát mạnh nên được chọn làm thành phần của bình xịt hơi cay.
Bỏng ớt là việc không quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn có thể xử lý kịp thời sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều hạn chế được những biến chứng như viêm da hoặc bị sạm da. Bởi chất capsaicin vốn là một chất dầu. Điều này có nghĩ là bạn hoàn toàn có thể dùng các chất tẩy rửa để loại bỏ chất này.
Lưu ý: Nước sẽ không làm dịu được cơn bỏng mà khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Bởi nước sẽ khiến chất capsaicin lan ra xung quanh nhanh hơn và cảm giác bỏng ớt đau rát vẫn giữ nguyên như cũ.
Cách cắt ớt không bị cay và nóng
Thoa dầu ăn tạo lớp màng bảo vệ
Trước khi cắt ớt, bạn dùng 1 lượng dầu ăn hoặc dầu oliu thoa đều lên tay để tạo thành lớp màng bảo vệ. Với cách làm này, da tay của bạn sẽ tránh được tình trạng nóng rát khi tiếp xúc với dịch ớt.
Nên để ớt vào ngăn đá tủ lạnh
Nếu phải thường xuyên cắt ớt với số lượng nhiều, bạn nên để ớt vào ngăn đá tủ lạnh ít nhất 10 phút rồi mới lấy ra cắt.
Cách làm này giúp ớt bớt tiết dịch cay. Từ đó, hạn chế được tình trạng tay tiếp xúc với dịch ớt.
Dùng khoai tây thoa lên dao
Dùng 2 miếng khoai tây cắt lát thoa đều lên các mặt dao. Tinh bột trong khoai tây giúp loại bỏ bớt dung dịch ớt. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái cắt ớt mà không lo bị cay mắt.
Đeo bao tay làm bếp
Đeo bao tay làm bếp, bao tay nilong hoặc dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh tay. Đây là cách đơn giản nhất, giúp ngăn dung dịch ớt tiếp xúc với da tay.
Cách xử lí hiệu quả khi bị bỏng ớt
Nước pha với giấm ăn
Khi bị bỏng ớt, bạn dùng 1 ít giấm ăn pha với nước sạch. Sau đó, ngâm vết bỏng trong hỗn hợp này khoảng 5 – 10 phút. Cảm giác nóng rát, khó chịu sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng.
Sữa tươi giảm cảm giác cay nóng
Dùng 1 lượng sữa tươi vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên bề mặt vết bỏng. Sữa có khả năng trung hoà capsaicin có trong ớt, làm giảm đi cảm giác cay nóng.
Rượu trắng làm hạ nhiệt
Nếu không có sẵn giấm hay sữa tươi, bạn có thể sử dụng rượu trắng để chữa bỏng. Thoa 1 ít rượu trắng lên bề mặt vết bỏng, tính nóng của rượu sẽ làm hạ nhiệt vết bỏng nhanh chóng.
Một số phương pháp hiệu quả khác
Ngoài những cách làm trên, bạn có thể sử dụng những phương pháp đơn giản dưới đây để chữa bỏng:
- Sử dụng 1 ít đường trắng thoa trực tiếp lên vết bỏng, thoa thật nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước vết bỏng, dẫn đến tình trạng nặng hơn.
- Dùng 1 ít sữa chua đắp ngay lên vết bỏng để làm dịu cơn rát.
- Đơn giản hơn, bạn có thể ngâm vết bỏng vào nước ấm khoảng 5 – 10 phút.
- Rửa tay với nước rửa chén hoặc xà phòng để giảm cơn bỏng rát do ớt gây ra.
Cách làm hết cay do ớt ở mắt
Dịch ớt bắn vào mắt gây ra cảm giác nóng rát, rất khó chịu. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên áp dụng mẹo xử lý sau đây:
- Dùng 1 ít bã trà đắp vào mắt. Chiết xuất có trong các nguyên liệu này sẽ làm dịu cơn rát ngay sau đó.
- Úp mặt vào thau nước lạnh khoảng từ 2 – 3 phút. Lặp lại thao tác này cho đến khi mắt có cảm giác đỡ hơn.
- Nếu thực hiện xong các biện pháp trên mà mắt vẫn còn cay, thì bạn hãy nằm xuống, dùng một chiếc khăn ướt đắp lên mắt cho đến khi cảm giác đau, sưng giảm bớt.
Bài viết trên đã cung cấp xong mẹo cắt ớt để không bị cay mắt và bỏng rát và cách chữa bỏng ớt nhanh chóng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như chữa trị vấn đề này hiệu quả nhé!