Để đón năm mới và mừng vụ lúa mới thu hoạch, đồng bào Xơ-đăng ở Tây Nguyên thường tổ chức lễ Mừng lúa mới để tạ ơn Thần Lúa. Vào dịp lễ này, những người đàn ông khi làm lễ tạ ơn tại nhà Rông đều cầu nguyện Thần Lúa ban sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình và mong dân làng sẽ bội thu trong năm tới. Lễ thường được tổ chức vào dịp năm mới, ngay sau khi dân bản thu hoạch xong vụ lúa như một nghi lễ đón năm mới của dân tộc Kinh. Dù năm đó tốt hay xấu, dân làng vẫn tổ chức lễ vật để tạ ơn Thần Lúa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghi lễ độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé!
Những nghi thức trong lễ Mừng lúa mới
Già làng A Tủi, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum cho biết; nghi lễ Mừng Lúa mới của người Xơ-đăng thường được tổ chức vào khoảng tháng 10 (âm lịch) khi lúa đã chín rộ. Tùy theo phong tục của từng làng; mà lễ hội được tổ chức theo quy mô và hình thức khác nhau. Khi lúa bắt đầu chín, già làng sẽ thống nhất ngày tốt để chuẩn bị tổ chức nghi Lễ Mừng lúa mới. Các gia đình chủ động sửa sang nhà cửa, vật dụng trong nhà. Người Xơ-đăng cho rằng, làm như vậy để thần lúa khi từ rẫy về nhà sẽ không thấy không gian trở nên xa lạ.

Lễ Mừng lúa mới bắt đầu với nghi thức bà con mang lễ vật gồm ghè rượu, cơm, thịt, ống nứa; đến bến nước lấy nước về buôn làng mình. Mục đích là để cùng nhau ăn mừng lúa mới. Khi những bông lúa đã chín rộ, chủ hộ đưa các thành viên trong gia đình đến rẫy lúa của mình. Họ dọn cỏ, phát đường chuẩn bị thu hoạch lúa. Khi đến rẫy lúa, chủ hộ đến chỗ lúa chín đều nhất đọc lời khấn với ông Trời (Giàng). Xin Thần Lúa (Na Soai) cho họ rước hồn lúa về với dân làng, với nhà của mình.
Ý nghĩa của nghi lễ đối với đời sống tinh thần của đồng bào Xơ-đăng
Dứt tiếng cồng chiêng là phần lễ quan trọng không thể thiếu; đó là việc lấy một phần huyết gà, gan gà còn sống bôi lên cột nhà Rông. Đây là nghi lễ đánh dấu việc cúng tế của dân tộc Xơ-đăng bắt buộc phải có trong tất cả các lễ hội. Bữa cơm đầu mùa dâng cho thần linh với mong muốn kính báo với các thần về lễ Mừng lúa mới. Xin cho thóc đầy kho, xin cho thú rừng không phá mùa màng… Thức ăn chuẩn bị trước của mỗi gia đình dâng cúng gồm: thịt rừng, cá suối, rượu ghè. Sau lời khấn của chủ hộ, chủ hộ sẽ nắm cơm đầu tiên để ăn, uống rượu. Tiếp đó, mọi người trong gia đình cùng ăn, uống rượu, múa hát, đánh chiêng vui vẻ.

Thời điểm cuối năm thường lạnh và gió. Nên đợi thời điểm khoảng giữa trưa; già làng đóng cửa nhà Rông để không gian yên tĩnh, bớt gió. Dân làng tiến hành thắp nến trên mỗi ghè rượu rồi quỳ, khấn thần linh ngay trong nhà Rông. Nhịp cồng chiêng do thanh niên trong làng đảm nhận bắt đầu nổi lên, đi vòng quanh khu vực làm lễ.
Sau nghi thức tại gia đình là nghi thức của cộng đồng. Già làng thông báo cho tất cả các thành viên trong làng tập trung về nhà rông. Để mở hội “Ăn mừng lúa mới”. Rượu ghè và thức ăn từ mỗi gia đình được lần lượt mang tới nhà rông. Cả cộng đồng cùng uống rượu, múa hát, đánh cồng chiêng vui vẻ thâu đêm suốt sáng thì kết thúc.