Chị Thương hiện đang là giáo viên dạy múa, biên đạo viên múa tại Hà Nội. Rất bận rộn với công việc và có đến 3 đứa con phải chăm sóc nhưng chị Thương vẫn rất chăm chỉ nấu nướng. Nấu ăn không chỉ là sở thích mà còn là cách hiện tình yêu của chị dành cho gia đình nhỏ của mình. Theo chị Thương, chị học nội trợ từ bà ngoại khi học lớp 3. Chị nhớ vườn rau chị trồng hồi nhỏ, con gà chị nuôi, những món bà ngoại từng nấu như món bún, tôm bầu xé sợi, sườn non ninh nhừ, canh rau cá, v.v. Chính bà là người đã truyền tình yêu bếp núc cho chị.
Niềm đam mê với công việc nội trợ, bếp núc
Vậy nên khi lập gia đình, đặc biệt là khi làm mẹ của 3 người con, chị Thương có thêm động lực để vào bếp chuẩn bị những món ăn ngon. Đam mê với việc nội trợ nên chẳng biết từ lúc nào, chị Thương đã không còn sợ mùi thức ăn, sợ hành hay rau thơm, mướp đắng. Bà nội giờ không còn, nấu ăn cũng là cách để chị Thương nhớ về người bà quá cố của mình.
Buổi sáng, chị Thương thường dậy từ sớm để đi chợ mua đồ cho tươi ngon. Chị cũng dạy con của mình cách nhặt rau, nhặt hành, so đũa chia bát, bê món ăn bày ra mâm, ra bàn. Cho con vào bếp cùng, chị Thương muốn rèn con giống bà nội mình ngày xưa. Để các con hứng thú hơn mỗi khi đến giờ cơm chị cũng chú ý thay đổi thực đơn mỗi ngày.
Các bữa ăn của gia đình chị Thương luôn được thiết kế để đảm bảo có đủ chất xơ, chất đạm, vitamin, tinh bột cho các con phát triển toàn diện. Hơn nữa, chị Thương cũng rất khéo léo trong khâu trang trí, bày biện đồ ăn. Từ màu sắc đến hình dáng món ăn đều vô cùng bắt mắt. Nhìn cả mâm cơm bao giờ cũng đủ ngũ sắc giúp kích thích vị giác của người thưởng thức.
Bếp núc mùa dịch Covid-19
Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian để gắn kết giữa các thành viên trong nhà. Vì vậy, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn chung do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, chị Thương vẫn cố gắng làm sao để chi tiêu tiết kiệm mà vẫn đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho các con.
Chị Thương chia sẻ để tiết kiệm chi phí đi chợ, chị thường mua rau củ ở chợ đầu mối còn thịt thì mua ở siêu thị. Trứng, xúc xích thì đặt mua của người quen để đảm bảo vừa rẻ, vừa sạch. Trước khi chợ chị Thương cũng lên kế hoạch cụ thể các món đồ cần mua để không mua quá nhiều, tránh lãng phí.
Thêm nữa, chị Thương cũng thường mua rau củ theo mùa, cắt giảm lượng thịt và thay bằng rau củ, cá tươi, trứng.
Thời gian dịch, chị đề cao phương châm tiết kiệm. Thay vì mua những thực phẩm đắt đỏ thì chị chủ yếu mua những thực phẩm thiết yếu cơ bản. Đặc biệt chị tuyệt đôi nói không với đồ ăn mua sẵn, hạn chế mua đồ ăn vặt và cả 3 bữa ăn trong ngày đều tự tay chị nấu.
Bà nội trợ này cũng chia sẻ, vì dịch cần hạn chế đi lại nên một tuần chị chỉ đi chợ 1 tới 2 lần. Buổi tối trước khi đi chợ, chị ghi mọi thứ cần mua để hôm sau chỉ việc mua theo danh sách đó. Thực phẩm mang về, chị rửa sạch, sơ chế qua, chia nhỏ từng phần tương ứng từng bữa bỏ tủ lạnh dùng dần.
Mâm cơm gia đình của chị Thương
Chị em cùng tham khảo thêm một vài mâm cơm của chị Thương nhé.
Bữa 1:
- Tôm áp chảo
- Trứng non xào đậu đũa
- Cải thảo luộc
- Canh cải luộc
- Ổi
Bữa 2:
- Bún ngan
- Ngan luộc
- Canh măng
Bữa 3:
- Bò áp chảo
- Khoai tây chien
- Lặc lè luộc
- Lòng già xào dứa
- Canh luộc
Bữa 4:
- Bề bề hấp
- Đậu nhồi nấm
- Canh cá nấu chua
- Cải chít xào tôm
Bữa 5:
- Gà chiên tỏi
- Cá rô rán giòn
- Rau muống luộc
- Canh sấu
Bữa 6:
- Mực nhồi thị xay hấp
- Cải chít xào tỏi
- Nộm rong biển tôm sú
- Canh cải luộc
Bữa 7:
- Dạ dày hầm tiêu đen
- Gà chiên lắc phô mai
- Can rong biển thịt bò đậu hũ
- Mận đỏ
Bữa 8:
- Đậu hũ, trứng cút chiên
- Sườn xào chua ngọt
- Canh cua mướp, rau mồng tơi
- Cà
- Thanh long đỏ
Theo dõi thêm nhiều bài viết hay khác ngay tại đây nhé!