Canxi là một thành phần rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó giúp hình thành hệ xương và răng cho cơ thể, từ đó giúp con người chắc khỏe hơn. Đặc biệt đối với mẹ bầu thì việc bổ sung canxi lại càng quan trọng hơn, bởi nó có thể giúp xương mẹ chắc khỏe hơn, đồng thời nó cũng giúp hình thành hệ xương ban đầu của trẻ từ rất sớm, ngay từ khi còn trong bụng mẹ khi mang thai. Các loại hạt, sữa tươi, phomai, rau xanh… rất giàu canxi, canxi có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé, vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho con trong thai kỳ.
Nhu cầu canxi của mẹ bầu
Nhu cầu canxi khi mang thai tăng lên rõ rệt theo tuổi thai. Trong 3 tháng đầu, phụ nữ có thai cần 800mg canxi; 3 tháng giữa là 1000mg và 3 tháng cuối là 1500mg. Phụ nữ cho con bú cần cần được bổ sung canxi sau sinh với lượng cần thiết ngang bằng với 3 tháng cuối của thai kỳ vì các dưỡng chất của trẻ đều được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Nếu người mẹ thiếu canxi thì trẻ cũng sẽ bị thiếu khoáng chất này.
Trong 100ml sữa mẹ cần có đủ 34mg canxi cho trẻ. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ dễ bị giật mình, hay quấy khóc, co giật, ngủ không yên giấc. Người mẹ cho con bú thiếu canxi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn như: ốm yếu, dễ đau lưng, đau nhức vai, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi trộm, tăng nguy cơ bị loãng xương khi đến tuổi mãn kinh. Phụ nữ có thai không những phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi mà cần phải bổ sung canxi bằng thuốc. Nên sử dụng loại canxi có chứa vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ.
Canxi là lọai khoáng chất cần được đặc biệt chú ý trong thời gian người mẹ mang thai. Khi Canxi không được cung cấp đầy đủ, thai tăng trưởng sẽ sử dụng canxi trong xương của người mẹ mà người mẹ cũng rất cần chất này để có đủ sức khỏe sinh nở và chăm sóc con sau này. Một thai phụ cần 1200mg canxi mỗi ngày. Thai phụ còn trẻ cần nhiều hơn.
Canxi là khoáng chất quan trọng đối với mẹ bầu
Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ. Trong cơ thể 99% canxi nằm trong xương; 1% còn lại nằm trong các dịch và các tế bào của cơ thể. Vì xương là mô sống nên hàng ngày canxi đều lắng đọng và thoát khỏi bộ xương nên rất cần canxi. Việc tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi mà các thực phẩm cũng cấp không đủ.
Trong trường hợp canxi thiếu do cơ thể không hấp thu đủ canxi (có thể do thiếu vitamin D). Hoặc lượng canxi đưa vào ít thì lượng canxi bị rút ra từ xương sẽ nhiều hơn. Dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ, nhịp đập của tim, sự đông máu. Và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.
Tuy nhiên một số thực phẩm có chứa axit oxalat và các loại hạt ngũ cốc chứa phytat, cả 2 loại này gắn kết với canxi và sắt làm hạn chế một phần sự hấp thu của 2 loại chất khoáng này. Vì thế cũng như sắt, nên uống canxi xa bữa ăn để tránh hiện tượng này. Thực phẩm chứa nhiều canxi là sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá ăn cả xương.
Hàm lượng canxi có trong 100g thức ăn
Vì thế cũng như sắt, nên uống canxi xa bữa ăn để tránh hiện tượng này. Thực phẩm chứa nhiều canxi là sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá ăn cả xương. Hàm lượng Canxi (mg) trong 100g thức ăn ăn được
- Trong 100g Rau dền cơm có chứa 341mg Canxi.
- Trong 100g Sữa bột tách bơ có chứa 1.400 mg Canxi.
- Trong 100g Rau cần ta có chứa 310mg Canxi.
- Trong 100g Tôm đồng có chứa 1.120mg Canxi.
- Trong 100g Rau đay có chứa 182mg Canxi.
- Trong 100g Pho mát có chứa 760mg Canxi.
- Trong 100g Rau ngót có chứa 169mg Canxi.
- Trong 100g Lòng đỏ trứng vịt có chứa 146mg Canxi.
- Trong 100g Rau muống có chứa 100mg Canxi.
- Trong 100g Cua bể có chứa 141mg Canxi.