Hen suyễn (hay còn được gọi là hen phế quản) là một bệnh mãn tính của hệ hô hấp phổ biến. Người bệnh thường xảy ra những cơn hen suyễn, khiến lớp niêm mạc của ống phế quản bị sưng lên, dễ gây viêm nhiễm và kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm kéo dài khiến các đường dẫn khí bị thu hẹp. Lưu lượng không khí ra vào phổi từ đó mà giảm theo. Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng khò khè và khó thở. Chăm sóc sức khoẻ người hen suyễn là vô cùng quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những đồ người hen suyễn nên tránh nếu không muốn bệnh trở nặng.
Nhiều thực phẩm khiến bệnh nặng hơn
Theo Meredith C. McCormack_Giám đốc y tế của phòng thí nghiệm chức năng phổi tại Johns Hopkins Medicine ở Baltimore cho biết: mặc dù không có bằng chứng cho thấy bất kỳ chế độ ăn uống nào sẽ chữa khỏi bệnh hen suyễn, nhưng ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần tránh xa những loại thực phẩm sau đây để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Tránh đồ làm từ chất làm ngọt nhân tạo

Mặc dù hiếm gặp, nhưng việc dị ứng thực phẩm có thể gây ra bệnh hen suyễn. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), chất tạo ngọt nhân tạo thường được sử dụng trong nước sô-đa, là một trong nhiều phụ gia thực phẩm có thể gây ra các chứng dị ứng .
Peg Strub_Trưởng khoa dị ứng tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente ở San Francisco cho biết: “Dị ứng bởi thực phẩm có thể gây ra, thậm chí làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn”. Tốt nhất là những người bị khó thở nên tránh các loại hóa chất, như aspartame, các chất làm ngọt nhân tạo, vì nó có thể gây ra dị ứng.
Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản và chất tạo màu nhân tạo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phổi.
McCormack nói: “Rất nhiều thực phẩm đã qua chế biến kỹ. Chẳng hạn như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên giòn; thực phẩm đóng gói và thực phẩm đông lạnh. Dường như làm tăng các triệu chứng hen suyễn”. Cô khuyên bệnh nhân hen suyễn nên hạn chế những thực phẩm này. Và thay vào đó tập trung vào trái cây và rau quả theo mùa.
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2014 trên tạp chí Nhi khoa Dị ứng và Miễn dịch học, cho thấy rằng việc ăn theo một chế độ ăn phương Tây truyền thống; có nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn. So với chế độ ăn ít đồ ăn chế biến sẵn. Và một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2017 trên Thorax cho thấy ăn thịt chế biến sẵn từ 4 lần mỗi tuần trở lên, có liên quan đến các triệu chứng trầm trọng của bệnh hen suyễn hơn trong khoảng thời gian bảy năm.
Những chất cần tránh
Mặc dù bằng chứng về tác dụng của các chất phụ gia cụ thể đối với các triệu chứng hen suyễn còn hạn chế. Nhưng theo AAFA, những người bị hen suyễn cần tránh những chất sau:
- Parabens: Chất bảo quản được sử dụng trong thực phẩm và thuốc
- Tartrazine: Một loại thuốc nhuộm được sử dụng trong đồ uống có đường, kem và xúc xích
- Nitrat và nitrit: Các chất bảo quản được sử dụng trong các loại thịt chế biến như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội…
Bị hen suyễn tránh đồ nhiều chất béo

Các món tráng miệng, thịt đỏ và các thực phẩm béo khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng phổi. Đồng thời khiến các triệu chứng hen suyễn của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. McCormack nói: những thực phẩm này cũng có thể khiến bạn khó duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng khi bạn mắc bệnh mãn tính như hen suyễn. Cô cho biết thêm, nếu bạn thừa cân, phổi của bạn phải làm việc nhiều hơn. Điều này có thể khiến các triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm chứa béo đều nên hạn chế hoặc tránh xa. McCormack nhấn mạnh rằng một số chất béo; chẳng hạn như chất béo có trong cá, bơ, dầu ô liu, dầu dừa và các loại hạt thì có lợi cho sức khỏe người bị hen suyễn. Cá mỡ như cá hồi, cũng chứa axit béo omega-3. Có thể giúp những người bị hen suyễn chống lại chứng viêm. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2015 trên Allergology International . Hãy thay thế thịt đỏ bằng cá, điều này sẽ có ích cho bệnh hen suyễn
Tránh xa bia rượu
Sulfite là chất thường được sử dụng làm chất bảo quản trong rượu vang. Và một số loại bia, có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đối với những người có các triệu chứng từ trung bình đến nặng; Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI) . Trung bình có 40 trong 100 người bị hen suyễn bị nhạy cảm với sulfit .
Ngoài ra, sulfit có thể được tìm thấy trong trái cây khô, tôm, dưa chua và đồ gia vị. Theo Jennifer Musser một chuyên gia dinh dưỡng ở Denver là người làm việc với những người trưởng thành mắc các bệnh mãn tính liên quan đến viêm (bao gồm cả bệnh hen suyễn), nói rằng: tốt nhất là nên tránh chúng. Hoặc hạn chế tối đa nếu bạn mắc bệnh về hô hấp mãn tính. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ hơn về những điều cần tránh. Và phải làm gì nếu bạn bạn bị phản ứng với chất này.
Hạn chế các thực phẩm từ bơ sữa

Cuối cùng, một loại thực phẩm khác mà bạn có thể được yêu cầu tránh nếu bị hen suyễn là sữa. Từ lâu, người ta cho rằng sữa và và các chế phẩm từ sữa sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Vì chúng làm tăng sản xuất chất nhầy trong phổi.
Một số chế phẩm từ sữa như phô mai, kem… Là nguyên nhân gây ra các cơn hen suyễn thường xuyên ở một số người. Mặc dù điều này không có nghĩa là sữa có thể gây viêm nhiễm cho tất cả mọi người. Nhưng nó lại gây ra các triệu chứng trên một số đối tượng. Bạn cần theo dõi các bữa ăn có liên quan đến các chế phẩm từ sữa. Để xác định chúng có gây ra các triệu chứng hen suyễn hay không.
Nếu sữa không gây ra các triệu chứng hen suyễn cho bạn. Tiêu thụ vừa phải có thể giúp bạn gắn bó với một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Ví dụ, sữa chua Hy Lạp chứa nhiều men vi sinh. Và là một nguồn cung cấp protein dồi dào.
Những việc người hen suyễn nên làm
Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…
Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.
Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.