Canxi được coi là nền tảng quan trọng trong sự phát triển hệ xương và não bộ của trẻ nhỏ. Ngoài ra nó còn đóng vai trò trong sự phát triển răng và ngăn ngừa ngộ độc chì. Bởi vậy, trong suốt giai đoạn tăng trưởng và phát triển của trẻ, chỉ dựa trên lượng thức ăn nạp vào để cung cấp canxi thì không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó. ngoài nguồn cung cấp từ thực phẩm, trẻ nhỏ cần được bổ sung lượng canxi hằng ngày. Một số lưu ý dưới đây các mẹ cần phải biết khi bổ sung canxi cho con để có hiệu quả cao nhất.
Vai trò của canxi đối với trẻ
Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chiều cao. Cũng như sự phát triển khỏe mạnh và độ cứng cáp của trẻ. Trong cơ thể người, 99% canxi nằm ở xương và răng và chỉ 1% còn lại là trong các tế bào máu. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi giúp trẻ duy trì hệ thống xương và răng chắc khỏe. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ không nắm được dấu hiệu và cách bổ sung canxi cho bé sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu canxi.
Khi bị thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, răng mọc chậm, hay giật mình. Và xương nhô, ức lõm, ngủ trằn trọc không ngon giấc. Bên cạnh đó thiếu canxi còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Nó khiến các tế bào mất đi khả năng nhận biết để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.
Đối với trẻ dưới 8 tuổi, thiếu canxi khiến cơ thể mệt mỏi, lười ăn, hay bị tê mỏi chân tay và dễ bị ngã. Với trẻ từ 9 đến 16 tuổi, thiếu canxi khiến trẻ hay cáu gắt, người mệt mỏi. Ngoài ra, cơ thể ra nhiều mồ hôi và lười hoạt động,… Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn đến trí não của trẻ.
5 điều mẹ phải nhớ khi bổ sung canxi cho trẻ
Bổ sung canxi cùng với vitamin D
Vitamin D có hiệu quả thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vì thế nó được coi là chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa dẫn đến chuyển hóa canxi. Trẻ em cần bổ sung 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày để trợ giúp sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vitamin D trong cơ thể có thể tổng hợp dựa vào các chế phẩm canxi có chứa vitamin D. Hay qua việc phơi nắng hàng ngày.
Không bổ sung phốt pho nhiều hơn canxi
Các yếu tố chính để sản xuất canxi và phốt pho xương có mối quan hệ rất gần. Phải đảm bảo tỷ lệ nhất định của lượng canxi và phốt pho hấp thụ vào cơ thể. Tỉ lệ canxi, photpho mất cân bằng là nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi. Thông thường, tỉ lệ canxi, phốt pho trong cơ thể là 2:1. Vì vậy, hấp thụ quá nhiều photpho từ thức ăn sẽ nhanh chóng “đánh đuổi” canxi ra ngoài cơ thể.
Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu lượng phốt pho vượt quá sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ: Không cho trẻ bổ sung phốt pho nhiều hơn canxi.
Magiê và canxi có sự cạnh tranh
Canxi và magiê là các ion hóa trị hai, nên sự hấp thu trong cơ thể có sự cạnh tranh. Magiê có thể bổ sung vào cơ thể thông qua thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có thể đạt được nhờ sự chuyển hóa mà không có nhu cầu bổ sung thêm. Magiê quá liều không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi. Mà còn có thể gây ra rối loạn chức năng di chuyển. Vì thế không nên bổ sung magiê khi đang tăng cường bổ sung canxi.
Thực phẩm chứa muối làm giảm sự hấp thu canxi
Những phát hiện gần đây cho thấy canxi và natri có sự cạnh tranh cao trong quá trình tái hấp thu trong cơ thể. Lượng natri cao có thể làm giảm sự hấp thu canxi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng mọi người nên hấp thụ ít hơn 6g muối hàng ngày. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì càng ít càng tốt.
Do đó các bậc cha mẹ, đặc biệt là ở những gia đình thích ăn mặn nên kiểm soát chặt chẽ lượng muối trong chế độ ăn uống của trẻ. Như vậy mới đảm bảo cơ thể của trẻ có thể hấp thu và sử dụng tốt canxi.
Ảnh hường của thực phẩm axit phytic, axit oxalic tới canxi
Một số loại thực phẩm có chứa acid phytic như bột chưa lên men hay một số loại rau. Ví như rau bina, măng, đậu nành, hành, vv … có chứa axit oxalic. Nó có thể kết hợp với canxi thành các chất không hòa tan ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi. Do đó khi bổ sung canxi cho trẻ, cha mẹ cũng nên chú ý đến những vấn đề này.