Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà là một nét văn hóa đặc sắc, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Tết Hoa thường được tổ chức vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch khi mùa màng đã được thu hoạch xong. Đây là dịp để đồng bào người Cống tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, cội nguồn. Đồng thời tôn vinh bản sắc văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Cống.
Ý nghĩa của Tết Hoa đối với đồng bào người Cống
Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa. Theo tiếng của đồng bào dân tộc Cống là Mền Loóng Phạt Ái. Là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Điện Biên. Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà là một nét văn hóa độc đáo. Khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần.
Tết Hoa cũng gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng mang đậm triết lý nhân sinh. Tết không chỉ để tạ ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn cho mọi người. Tết còn là dịp để cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc, cầu an đầu năm mới. Ðây cũng chính là dịp để gửi gắm những ước nguyện về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Thông qua những lời khấn của thầy mo thay mặt cho các gia đình trong bản.
Những hoạt động diễn ra trong các ngày Tết của người Cống
Tết Hoa của dân tộc Cống gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng dòng họ. Sau đó mỗi gia đình sẽ về làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia đình mình. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian mang nhiều nét đặc sắc… Suốt trong những ngày Tết, cả bản tưng bừng trong không khí lễ hội. Họ nắm tay nhau trong điệu xòe đoàn kết và cùng hát những làn điệu dân ca truyền thống. Rồi nhảy múa, hát ca và ném những hạt giống thóc, ngô ra khắp không gian xung quanh. Với mong ước bản làng bước sang một năm mới vạn vật sẽ sinh sôi, nảy nở.
Một thứ không thể thiếu là hoa mào gà – loài hoa mà tổ tiên người Cống quan niệm là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp, là cầu nối hai thế giới âm – dương, là vật mở đường đưa tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng trong bản và mỗi gia đình. Trước đây, Tết Hoa thường kéo dài từ ba đến bốn ngày, hiện nay thực hiện theo phong trào nếp sống văn hóa mới, đồng bào Cống chỉ tổ chức Tết Hoa trong một ngày một đêm, để người dân sớm trở lại lao động sản xuất theo nhịp sống đời thường. Với ý nghĩa, giá trị văn hóa của Tết Hoa, hằng năm đồng bào dân tộc Cống ở đây vẫn duy trì, giữ gìn nét đẹp truyền thống này. T