Hiện nay, số lượng phụ nữ đi dã ngoại đã tăng lên mức kỷ lục và dù lý do để đi dã ngoại là gì đi nữa thì hầu hết đều coi chuyến đi là cơ hội để nâng cao kỹ năng, làm giàu tâm hồn và thậm chí là thay đổi cuộc sống. Dù đi một mình hay theo nhóm, chỉ trong một tuần hay một tháng, hãy di chuyển và trải nghiệm nhiều hơn, hiểu biết cuộc sống nhiều hơn thực sự quan trọng hơn những gì bạn có thể mang theo.
Đi leo núi, đi bộ đường dài, đi dã ngoại… đây không chỉ là những việc du lịch mang tính thể thao của nam giới mà giờ đây nó đã thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Vì nam giới và nữ giới có thể trạng khác nhau nên du lịch mang tính thể thao đòi hỏi chị em phải nỗ lực nhiều hơn.
Chuẩn bị đồ chuyên dụng
Hãy chuẩn bị đồ chuyên dụng, giúp bạn hoạt động thuận lợi và bảo đảm an toàn; tránh chấn thương trong quá trình leo núi. Bạn có thể chuẩn bị loại túi ngủ dành riêng cho phụ nữ, có kích cỡ vừa vặn. Túi ngủ sẽ tạo sự thoải mái cũng như khả năng giữ ấm tốt hơn. Ngoài ra, không thể thiếu các vật dụng cần thiết khác như lều, bếp dã ngoại, bình lọc nước, đèn pin, bộ dụng cụ sửa chữa… Với đặc thù giới tính, thể lực khác nhau, việc đi du lịch mang tính thể thao đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều hơn.

Lựa chọn trang phục phù hợp
Hãy chọn những bộ quần áo phù hợp với thời tiết nơi đến, chú trọng chất liệu thoáng, nhẹ, nhanh khô nhưng vẫn giữ ấm tốt nhằm giúp bạn giảm trọng lượng hành lý, thuận lợi trong di chuyển và tránh được các nguy cơ về bệnh ngoài da hay viêm nhiễm do điều kiện vệ sinh nơi hoang dã không bảo đảm.
Mang những dụng cụ vệ sinh chuyên biệt
Bên cạnh những đồ dùng cơ bản, chị em cần mang những dụng cụ vệ sinh chuyên biệt để cảm thấy thoải mái ngay cả trong những ngày khó chịu hoặc điều kiện thời tiết không thuận lợi. Hãy chọn cốc nguyệt san, phễu đi tiểu; khăn vệ sinh dùng một lần nhằm hạn chế xả rác ra môi trường. Sau khi sử dụng, hãy bỏ rác vào túi nilon có khóa zipline gói kín lại và vứt đúng nơi quy định.
Đồ bảo hộ
Phụ nữ đi leo núi, cắm trại càng cần chuẩn bị đồ bảo hộ kỹ hơn nam giới. Hãy chuẩn bị các đồ bảo hộ cá nhân như băng gối, găng tay, xà cạp, gậy chống và đồ sinh tồn dùng trong các trường hợp khẩn cấp như còi cứu hộ, bình xịt hơi cay, vòng tay sinh tồn, túi cứu thương, thiết bị định vị cá nhân… phòng trường hợp bạn bị lạc hay mắc kẹt đâu đó. Những vật dụng này sẽ giúp bạn tránh nguy hiểm (người lạ, thú dữ. Nó cũng có thể báo vị trí để người khác có thể tìm thấy bạn.
Rèn luyện thể lực

Trước chuyến đi 1 – 2 tháng, hãy rèn luyện thể lực để tăng cường sức bền; sự dẻo dai và các bài tập cường độ cao để luyện tập tim mạch. Việc tập luyện sẽ giúp bạn tránh được chấn thương và rèn luyện ý chí trước những khó khăn, thử thách trên chặng đường sắp chinh phục.
Chuẩn bị tâm lý
Gặp người lạ: Dưới đây là một số mẹo mà các chị em đi dã ngoại đã chia sẻ để trang bị khi cần tránh và đối mặt với những tình huống khó xử:
- Tin vào sự can đảm của bạn. Nếu bạn gặp ai đó mà bạn cảm thấy khó tin; đừng cho rằng mình phải trả lời mọi câu hỏi về việc bạn đang đi đâu, làm gì,…Hãy thẳng thắn nói từ chối và rời đi. Nói với họ bạn còn phải đi thêm vài dặm nữa, hoặc là bạn đang vội và chào tạm biệt. Bước đi thật tự tin và dứt khoát.
- Đeo một con dao lớn, lưỡi cố định và có bao. Hãy đặt ở vị trí dễ thấy trên thắt lưng của bạn. Nó có thể khiến người khác phải nghĩ lại về việc quấy rầy bạn.
- Nếu bạn cảm thấy được an toàn với xịt cay tự vệ cá nhân thì hãy mang theo 1 bình.
- Đừng chần chừ sử dụng còi cứu hộ khi cần đến. Ba tiếng còi được coi là tín hiệu kêu cứu.
Gặp thú vật:
Ở chỗ bạn đi có gấu hay báo không? Hãy học cách cất đồ ăn của bạn bằng các phương pháp chống gấu và những điều cần làm nếu bị thú tấn công. Chắc chắn là bạn phải mang theo 1 bình xịt gấu nếu bạn đang trong lãnh địa của chúng. Bạn hãy nhớ đi theo nhóm có ít nhất 3 người. Đối với những mối nguy nhỏ hơn như rắn chẳng hạn, một lần nữa hãy tìm hiểu xem có loài vật có độc nào xung quanh không, làm thế nào để xác định chúng, làm sao để tránh và phải làm gì nếu gặp chúng hoặc bị cắn.