Nếu như dân tộc Kinh có tục cưới hỏi tương đối đơn giản thì với đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục cưới hỏi của họ lại rất khác biệt và có nhiều điểm khiến chúng ta phải bất ngờ. Điển hình như văn hóa cưới hỏi, hôn nhân của đồng bào dân tộc Ê Đê chẳng hạn. Điều đặc biệt ở đây đó là cộng đồng Ê Đê vốn sống theo chế độ mẫu hệ, chính bởi vậy mà người phụ nữ luôn chiếm thế chủ động trong việc đi tìm chồng. Chi tiết hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần sau của bài viết này nhé.
Cộng đồng người Ê Đê mang đậm chế độ mẫu hệ
Cộng đồng người Ê Đê mang đậm chế độ mẫu hệ. Vậy nên người con gái sẽ chủ động đi hỏi và cưới chồng. Việc thách cưới là do nhà trai yêu cầu. Qua thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau; nếu thấy “ưng cái bụng” thì người con gái về báo cho cha mẹ biết. Họ nhờ người mai mối và tiến hành lễ hỏi chồng. Đây là nét văn hóa thể hiện rõ nét vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân. Đây cũng là truyền thống độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ê Đê nói riêng.
Hôn nhân của người Ê Đê hay còn được gọi là lễ cưới của người người Ê Đê. Đây chính là một nghi lễ của dân tộc Ê Đê đang sinh sống tại một số tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Lễ hỏi cưới được diễn ra theo chế độ mẫu hệ.
Chế độ mẫu hệ của người Ê Đê là người phụ nữ sẽ làm chủ trong hôn nhân. Người con trai được cưới sẽ về cư trú bên nhà vợ. Khi sinh con thì con cái sẽ mang họ của vợ. Nếu chẳng may vợ của anh ta bị mất thì nhà vợ hoặc dòng họ của nhà vợ sẽ tìm cho người đàn ông đó một người phụ nữ khác để kết hôn và được gọi là tục Chuê Nuê.
Hôn nhân của người Ê Đê sẽ được cử hành theo nghi lễ truyền thống và theo trình tự 4 bước. Đó chính là lễ hỏi chồng (Nao muh), Lễ thỏa thuận (Knăm), Lễ gọi chồng (Yao Ung) và Lễ tại mặt (Siê Knam).
Tìm hiểu các nghi lễ trong tục cưới hỏi của người Ê Đê
Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về 4 lễ nghi trong lễ cưới hỏi của người Ê Đê thông qua nội dung dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lễ hỏi chồng (Nao muh)
Đây là một nghi lễ đầu tiên trong hôn nhân của người Ê Đê. Khi cô gái Ê Đê đã trưởng thành và tìm được một người con trai ưng ý thì sẽ về báo cáo cho bố mẹ của cô biết. Bố mẹ cô gái sẽ nhờ người đưa chiếc vòng sang giao thiệp đối với nhà trai.
Tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi cô gái thì chiếc vòng sẽ được làm từ những chất liệu khác nhau. Nếu như người con trai đồng ý thì sẽ chủ động sang nhà gái làm lễ trao vòng. Còn nếu trường hợp chàng trai không đồng ý thì hôn lễ sẽ được dừng lại.
Nghi thức trao vòng cầu hôn là một trong những nghi thức quan trọng được diễn ra trong hôn lễ của người Ê ĐÊ. Ý nghĩa của nghi lễ này là sự công nhận của thần linh, gia đình và cộng đồng cho đôi trai gái được trở thành vợ và chồng. Sau khi lễ trao vòng kết thúc thì chính thức hai gia đình sẽ kết thông gia với nhau.
Nghi lễ thỏa thuận
Nghi lễ này được diễn ra để cho hai gia đình gặp gỡ, thỏa thuận. Mọi người sẽ thống nhất lại việc thách cưới mà nhà trai đưa ra. Đối với những gia đình Ê Đê giàu thì họ sẽ thách cưới trâu, bò, chiêng tre, ché.. Còn đối với những gia đình bình thường họ sẽ thách cưới dựa theo hoàn cảnh. Một ché rượu và một chiếc vòng bằng đồng sẽ là món đồ không thể thiếu khi thách cưới.
Cô gái sẽ sang nhà trai để làm dâu theo như tục lệ của truyền thống. Đây cũng được xem như là sự thử thách. Nếu như cô gái trong thời gian này không làm vừa ý gia đình của chồng thì nhà trai có thể sẽ khươc từ hôn thú và làm lễ trả cô gái. Trường hợp này nhà trai sẽ phải chịu một phí phạt. Đó chính là một con lợn và ché rượu.
Trong lễ hỏi chồng của đồng bào Ê Đê, lễ thỏa thuận gửi dâu là quan trọng nhất. Nếu không thỏa thuận được thì không thể có lễ rước rể, trao vòng. Cùng với đó, vai trò của ông mai (đại diện nhà gái) và đăm đai (đại diện nhà trai) cũng vô cùng quan trọng
Lễ gọi chồng (Yao Ung)
Đây là bước thứ 3 trong phong tục cưới hỏi của người Ê Đê. Khi nhà gái đã trao cho nhà trai đủ lễ vật thách cưới thì sẽ tiến hành thống nhất những điều cam kết mới. Mục đích là để nhằm đề phòng những việc ngoài ý muốn có thể xảy ra đối với những đôi vợ chồng trẻ. Trong ngày cưới thì nhà gái sẽ đưa cho nhà trai những sinh lễ. Các sính lễ này đã được hai bên gia đình thỏa thuận và kèm theo đó là chiếc vòng.
Khi bước vào nhà gái thì chàng rể cần phải rửa chân bằng nước lễ. Nước lễ này đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó chàng rể sẽ thực hiện các nghi lễ. Khi các nghi lễ đã tiến hành xong thì mọi người sẽ cùng nhau mổ lợn và ăn mừng tưng bừng.
Lễ lại mặt (Siê Knam)
Đây chính là nghi thức cuối cùng của phong tục cưới hỏi. Sau khi đã hoàn thành toàn bộ những thủ tục, nghi thức cưới hỏi thì đôi bạn trẻ sẽ bắt đầu bước vào đời sống vợ chồng chính thức. Sau khoảng 2 hoặc 5 ngày; hai vợ chồng sẽ đi về nhà bố mẹ chồng để làm lễ lại mặt.
Lúc này nhà trai sẽ mời rượu và đưa một số đồ dùng trong sinh hoạt gia đình và đặt bên ché rượu để chú rể mang về nhà vợ. Sau lễ lại mặt thì đôi vòng đồng được xem là kỷ vật được giữ đến trọn đời. Nó sẽ được truyền lại cho con cháu để làm của hồi môn hoặc chôn theo khi chết.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến phong tục cưới hỏi trong hôn nhân của người Ê Đê. Có thể thấy, người Ê đê không chỉ có tục nối dây cháu lấy thím thú vị mà còn có chế độ hôn nhân, cưới hỏi đặc sắc. Những nét đặc trưng riêng biệt của phong tục nơi đây đã góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa dân tộc Ê Đê độc đáo. Cảm ơn các bạn đã chú ý và theo dõi bài viết này.