Nồi nấu chậm nó giúp bảo toàn chất dinh dưỡng cho món ăn, và cũng làm việc nấu ăn trở nên đơn giản hơn. Với mong muốn giữ được một hàm lượng chất dinh dưỡng thật cao trong thực phẩm, nồi nấu chậm đã ngày càng được sử dụng một cách phổ biến trong các gia đình. Để tìm hiểu xem nồi nấu chậm này thực sự có những công dụng gì, bạn hãy đi cùng với trang web Dvortho.com khám phá ra những công dụng mới mẻ của nồi nấu chậm này ngay dưới bài viết đây nhé!
Công dụng của nồi nấu chậm: Làm nồi hơi đôi
Với sự tiện lợi mà nồi nấu chậm mang lại; bạn có thể biến chúng thành nồi hơi đôi để làm tan chảy nhiều thứ như sô cô la, pho mát,…bằng các vật dụng sẵn có trong bếp.

Đầu tiên, bạn tìm một cái vĩ hấp bằng kim loại. Hoặc gốm vừa với đáy của nồi nấu chậm. Bạn đổ nước vào khoảng một phần tư nồi rồi đặt vĩ hấp vào. Sau đó đặt chén hoặc nồi nhỏ lên trên vĩ hấp đó. Tiếp đến, bạn cho thức ăn muốn làm tan chảy vào chén hoặc nồi đó.
Đặt nhiệt độ của nồi nấu chậm sao cho phù hợp với ở mức thấp để giữ nguyên như vậy tại bữa tiệc; mà bạn không cần mua thêm một loại nồi chuyên dụng khác.
Hấp theo thời gian mà bạn yêu cầu
Nồi nấu chậm giúp bạn chế biến được rất nhiều món ăn đa dạng. Và không thể không nhắc đến các món hấp. Nồi nấu chậm sẽ trở thành xửng hấp để giúp bạn thuận tiện hơn. Khi bạn đang bận việc gì đó; bạn có thể cài thời gian trên nồi để vừa hấp thức ăn mà vừa xử lí được công việc.
Cách 1: Bạn đặt một rổ hấp trong nồi nấu chậm. Sau đó xếp thức phẩm cần hấp lên trên rồi thêm một lượng nước vừa đủ vào lòng nồi. Đậy nắp lại và cài thời gian tầm 2 – 4 tiếng để thực phẩm chín mềm.
Cách 2: Bạn cho nửa cốc nước vào nồi nấu chậm rồi dùng giấy bạc bọc thực phẩm lại. Đặt chúng vào một cái lòng nồi khác trên cao. Đậy nắp lại, để giữ được hơi rồi cài đặt thời gian hấp phù hợp là xong.
Làm bánh mì dễ dàng
Nồi nấu chậm có thể giúp việc làm bánh mì của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Sau khi đã nhào bột và ủ bột làm bánh xong. Bạn chỉ cần đặt phần bột vào lòng nồi. Bạn có thể lót thêm 1 lớp giấy nến bên dưới lớp bột để khi lấy bánh ra được dễ dàng hơn.
Sau đó, bạn đặt thời gian hẹn giờ khoảng 1 – 2 tiếng. Để bánh được mềm mịn hơn, bạn nên nấu một bên khoảng 40 – 50 phút rồi trở mặt khác nấu thêm 30 – 40 phút nữa là có thể lấy ra thưởng thức.
Mỗi nồi nấu chậm có thể có mức độ nóng khác nhau. Vì vậy bạn cần thử nghiệm thời gian nấu trước để cho ra được thành phẩm như ý nhất nhé!
Bảo toàn chất dinh dưỡng
Lợi ích quan trọng nhất khi sử dụng nồi nấu chậm chính là khả năng bảo toàn chất dinh dưỡng của thực phẩm trong quá trình nấu.
Thức ăn được nấu ở nhiệt độ thấp 75 – 135 độ C trong thời gian dài nên các vitamin sẽ không bị phân huỷ hay phản ứng hoá học với các chất khác. Do đó, hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn được bảo toàn gần như là nguyên vẹn.
Bên cạnh đó, khi sử dụng nồi nấu chậm bạn sẽ không sợ bị cháy thức ăn, đảm bảo thức ăn vừa chín tới cũng như giữ trọn vẹn hương vị vốn có của thực phẩm, phù hợp cho việc nấu cháo cho trẻ nhỏ.

Không làm vỡ thức ăn trong khi nấu
Thông thường các loại củ như khoai tây, cà rốt sẽ có thời gian nấu lâu hơn thịt. Nếu sử dụng nồi áp suất, việc cho rau củ vào trước và hầm ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ có khả năng làm cho chúng nhừ ra và bị vỡ. Nhưng khi sử dụng nồi nấu chậm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Kể cả khi bạn cho rau củ xuống đáy nồi và để thịt lên trên, rau củ vẫn chín đều và giữ được hình dạng của nó.
Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nồi nấu chậm để có thể giúp ích hơn cho đam mê nấu ăn.