• Kinh nghiệm du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Điểm đến du lịch
  • Ẩm thực 3 miền
  • Ẩm thực đường phố
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
No Result
View All Result
Ẩm Thực
No Result
View All Result
Home Dinh dưỡng Ẩm thực cho trẻ

Hướng dẫn mẹ bổ sung dầu ăn cho trẻ đúng cách

Nguyễn Ngân by Nguyễn Ngân
01/12/2021
in Ẩm thực cho trẻ, Dinh dưỡng
0
Hướng dẫn mẹ bổ sung dầu ăn cho trẻ đúng cách
Hướng dẫn mẹ bổ sung dầu ăn cho trẻ đúng cách

Hướng dẫn mẹ bổ sung dầu ăn cho trẻ đúng cách

Dầu ăn bao gồm dầu thực vật hay dầu cá được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cùng với những sản phẩm khác như mỡ, bơ …. Đây là nhóm chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Đồng thời cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể tốt hơn. Chính vì vậy, các mẹ không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Mục Lục

  • Khi nào nên bổ sung dầu ăn cho trẻ?
  • Cho trẻ ăn bao nhiêu dầu ăn là hợp lý?
  • Lưu ý khi bổ sung dầu ăn cho trẻ
  • Hướng dẫn mẹ cách dùng dầu ăn đúng cách

Khi nào nên bổ sung dầu ăn cho trẻ?

Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo. Chúng đủ cho trẻ phát triển. Do đó hầu như phụ huynh không cần bổ sung dầu ăn cho trẻ trong giai đoạn này. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa (bột, cháo, cơm…). Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Đó là bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamin. Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.

Dầu ăn bắt đầu được sử dụng khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm
Dầu ăn bắt đầu được sử dụng khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm

Cho trẻ ăn bao nhiêu dầu ăn là hợp lý?

Dưới 2 tuổi là giai đoạn trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao. Bạn có thể thấy trẻ lớn nhanh từng ngày. Nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều. Tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn. Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món xào, rán. Vì vậy, trong 1 bát bột hoặc cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.

Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại. Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, trẻ có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của trẻ thường phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi.

1 bát bột hoặc cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn
1 bát bột hoặc cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn

Ví dụ, nếu thấy trẻ hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món xào rán, những món ăn mà bé thích. Ngược lại, nếu bé đã mập mạp, cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của trẻ.

Lưu ý khi bổ sung dầu ăn cho trẻ

Khi muốn sử dụng thực phẩm cung cấp chất béo cho bé, phụ huynh cần chú ý loại dầu và thức ăn cung cấp cho trẻ có đa dạng. Nó giúp ích cho quá trình phát triển của trẻ hay không. Vì mỗi loại dầu ăn đều có ưu điểm riêng. Ví như dầu cá và những loại dầu từ hạt như dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương… rất giàu omega 3, tiền chất của DHA. Nó là chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch. Các loại dầu từ quả như dầu olive, dầu cọ, dầu bắp… giàu omega 6, tiền chất của ARA. Nó có vai trò làm tăng phản ứng viêm, bảo vệ cơ thể; dầu gấc rất giàu beta carotene, tiền chất của vitamin A.

Vì vậy, nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài. Vì dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.

Nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ
Nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ

Dầu ăn nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và ôxy. Vì vậy, nên để dầu ăn ở nơi thoáng, mát, khô. Chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn cần sử dụng. Riêng dầu thực vật có chứa nhiều acid béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ… có thể để ở nhiệt độ phòng.

Hướng dẫn mẹ cách dùng dầu ăn đúng cách

Khi nấu ăn cho bé, mẹ cần chú ý về cách sử dụng dầu ăn của mình. Mẹ có thể thêm một thìa cà phê dầu ăn vào khẩu phần của trẻ khi chuẩn bị bắc thức ăn ra khỏi bếp. Khi đó, chất béo chưa bão hòa trong dầu ăn sẽ không bị tác động nhiều. Vvà sẽ giúp quá trình hấp thu của bé trở nên dễ dàng hơn. Tổng kết lại thì cách dùng dầu ăn cho trẻ đúng sẽ như sau:

  • Dùng kết hợp các loại dầu cá hồi, ô liu, hạt lanh, dừa, dầu gấc. Nhằm giúp trẻ làm quen với nhiều loại hương vị khác nhau, kích thích vị giác và thèm ăn hơn.
  • Dùng vừa đủ với liều lượng từ 5-10ml cho 1 bát cháo ăn dặm. Mẹ có thể khởi động một chút xíu để xem bé có thích không và thêm dần.
  • Cân bằng dinh dưỡng thực phẩm và dầu ăn. Trên thực tế, trẻ nhỏ hấp thụ năng lượng từ nhiều nguồn thực phẩm. Chẳng hạn như sữa bột công thức, sữa mẹ, rau củ quả, thịt động vật. Bởi vậy, mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ để kiểm soát lượng thức ăn không quá thừa hay thiếu chất béo.
  • Trẻ dưới 2 tuổi cần hấp thụ 40% chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Sau 2 tuổi với bộ răng đã mọc đầy đủ, bữa ăn sẽ đa dạng hơn.
Tags: bổ sung dầu ăn cho trẻdầu ăndầu ăn cho bé
Previous Post

Một số tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe của bé

Next Post

Khung cảnh đầm Ao Châu đẹp và thanh sơ như một bức tranh thủy mặc

Nguyễn Ngân

Nguyễn Ngân

Next Post
Khung cảnh đầm Ao Châu đẹp và thanh sơ như một bức tranh thủy mặc

Khung cảnh đầm Ao Châu đẹp và thanh sơ như một bức tranh thủy mặc

Please login to join discussion

Thông Tin Nổi Bật

  • Rau ngũ gia bì hương - Món ăn“thần dược” vùng cao Sa Pa, Bắc Hà

    Rau ngũ gia bì hương – Món ăn“thần dược” vùng cao Sa Pa, Bắc Hà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ý nghĩa và những nét độc đáo trong lễ hội đua voi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức món phở Hà Nội say đắm lòng người

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tìm hiểu về món bún đậu mắm tôm của người Hà Thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nét đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc qua những làn điệu quan họ Bắc Ninh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nét văn hóa đặc sắc của vùng đất cố đô qua những giai điệu ca Huế

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đến Quảng Trị nếm thử món ăn đặc biệt có tên Cháo cá Vạt giường Hải Lăng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khám phá nét ẩm thực đường phố Việt qua món gỏi cuốn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức tô bún hến Mai Xá nổi tiếng ở Quảng Trị

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bật mí 3 cách làm vòng hoa treo tường bằng giấy

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by dvortho.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by dvortho.com