Ít người hiểu rõ trong bữa ăn hàng ngày chúng ta đã vô tình đưa vào cơ thể một lượng muối lớn so với nhu cầu thực tế. Nắm rõ các kiến thức về những thực phẩm chứa nhiều natri, đặc biệt là muối là một trong những bí kíp giúp bạn giữ gìn sức khoẻ, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch… Muối được tạo ra trong quá trình chưng cất từ nước biển hoặc bằng phương pháp khai thác dưới lòng đất. Với đa số mọi người, muối được coi là gia vị thiết yếu trong bữa ăn. Đôi khi họ làm dụng chúng đến mức trở thành thói quen ăn mặn.
Hậu quả khi ăn quá nhiều muối
Ăn nhiều muối ảnh hưởng đến thận
Hãy cùng tìm hiểu các mối hiểm họa nào sẽ xảy ra nếu bạn ăn quá mặn nhé
Việc nạp quá nhiều muối vào cơ thể, khiến chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng, phải kể đến thận. Thận sẽ không thể lọc hết lượng natri có trong máu. Dẫn đến việc lượng natri sẽ đọng lại trong hệ thống. Và nước buộc phải ở lại để trung hòa với lượng natri dư thừa kia. Vì thế, cơ thể bạn sẽ dễ bị đầy hơi.
Nguy cơ gây đột quỵ tim
Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng thói quen ăn mặn lại có thể cướp đi mạng sống của bạn. Bởi lượng nước dư thừa kể trên sẽ tích tụ càng nhiều trong hệ thống. Gây áp lực lên tim và mạch máu. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp cao, đau tim hay đột quỵ. Có một điều ít ai biết là bạn càng ăn mặn càng nhiều, bạn càng có nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn những người thích ăn nhạt đấy. Vì thế, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm này, hãy giảm bớt thói quen ăn mặn bạn nhé.
Ăn nhiều muối dễ gặp các bệnh xương khớp
Một nguy cơ đáng báo động nếu bạn thường xuyên ăn mặn đó là các bệnh loãng xương sẽ gõ cửa nhà bạn ngay đấy! Lượng canxi sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng khi bạn ăn mặn quá nhiều. Và để bù đắp lượng canxi ấy, cơ thể buộc phải lấy chúng trong xương. Vì thế mà bạn càng dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn.
Tác dụng khi bạn ăn đủ muối
Cân bằng điện giải: Muối ăn chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào. Và có tác dụng cân bằng điện giải. Hầu hết các loại khoáng chất như canxi, kali, magie, natri,… Cơ thể không tự tổng hợp được mà cần phải cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng.
Duy trì chức năng tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan nhỏ nằm ở vùng cổ. Có vai trò sản sinh hormone, điều hòa quá trình trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể. Một trong các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan này là Iot.
Giữ nước cho cơ thể: Muối còn có tác dụng hydrate hóa (giữ nước) cho các mô và tế bào trong cơ thể. Tác dụng này của muối giúp các cơ quan có đủ chất lỏng. Để duy trì hoạt động và tái tạo các tế bào mới. Không bổ sung đủ muối có thể khiến cơ thể dễ mất nước; thường xuyên mệt mỏi, sạm da, chóng mặt và chuột rút.
Cách ăn muối đem lại lợi ích cho sức khoẻ
Nếu muối mang lại quá nhiều bệnh đối với sức khỏe bạn, vậy làm cách nào để hình thành thói quen ăn muối đúng cách? Thói quen ăn mặn khó lòng thay đổi ngay được, tuy nhiên bạn vẫn có thể thay thế bằng một số hành động mới mỗi ngày. Đó có thể là những hạt giống nhỏ, giúp bạn hình thành lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe bản thân.
Những thực phẩm bạn mua có lượng muối thế nào?
Hãy tự hỏi bản thân câu này khi cầm lên bất kỳ thực phẩm nào ở siêu thị hay chợ. Một số thực phẩm sẽ biểu thị số muối bằng màu sắc nhãn dãn. Nhãn màu đỏ tương ứng với số muối khá cao, thường trên 1,5 gam/100 gam, nhãn màu xanh lục có nghĩa là lượng muối thấp hơn 0, 3 gam/ 100 gam, còn màu hổ phách, tức là lượng muối dao động trong khoảng từ 0, 3 gam đến 1, 5 gam/100 gam. Tuy nhiên, một số thực phẩm lại thường biểu thị bằng lượng natri. Lưu ý rằng 1 gam natri xấp xỉ bằng 2, 5 gam muối. Vì vậy, bạn sẽ thấy các thông số này khá nhỏ. Để biết lượng muối bên trong thực phẩm nhiều hay ít, hãy nhân với 2, 5 bạn nhé.
Bạn nên tạo thói quen nêm nếm vừa đủ
Hãy hình thành thói quen nêm nếm vừa phải cho các món ăn hằng ngày bạn nấu. Thay vì kho cá thật mặn, hãy ướp cá với lượng mắm, muối vừa đủ. Đặc biệt, đối với những món ăn không nhất thiết phải thêm muối, bạn nên hạn chế bớt. Có một điều thú vị là bạn vẫn có thể ăn muối mà không cần phải sử dụng chúng. Muối có trong tất cả nguyên liệu thực phẩm xung quanh chúng ta. Đó là món trứng ốp la bạn thường hay ăn mỗi sáng. Khi bạn ăn trứng ốp la, bạn đã có thể nạp vào cơ thể 70 miligram natri rồi đấy. Ngoài ra, một số thực phẩm chứa natri vừa đủ bạn có thể sử dụng như: củ dền, cần tây, chanh, …
Hạn chế thực phẩm đóng hộp
Bạn có thể thay thế muối bằng các loại gia vị để làm món ăn thêm màu sắc và hấp hẫn hơn, chẳng hạn như tiêu, chanh, ớt…
Không những thế, bạn có thể hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn. Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều muối không tốt cho dạ dày của bạn đâu nhé.
Trên đây là một vài thói quen giúp bạn ăn muối đúng cách và tốt cho sức khỏe hằng ngày. Hãy kiên trì thực hiện thói quen này bạn nhé.