Nếu ai đã có kinh nghiệm sinh nở hoặc chăm sóc bà bầu thì ai cũng biết ít nhiều công dụng của cá chép đối với bà bầu. Cá chép còn được mệnh danh là thần dược có tác dụng hạn chế và đẩy lùi nhiều bệnh tật cho cơ thể con người một cách hiệu quả. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ luôn cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, và cá chép là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo. Cá chép thậm chí còn được biết đến là một trong những món ăn không thể thiếu dành cho bà bầu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn cách nấu cá chép hấp dẫn cho bà bầu.
Những chất dinh dưỡng có trong cá chép
Cá chép có tên gọi khác là lý ngư, là bài thuốc vô cùng công hiệu cho sức khỏe. Nếu biết cách chế biến các món ngon từ cá chép cho bà bầu, món ăn không những mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho thai nhi mà nó còn có thể chữa được nhiều bệnh về thận, gan cho mẹ. Đặc điểm của cá chép đó là có nhiều thịt, ít xương, miếng thịt béo ngậy, mùi thơm nhẹ. Đối với bà bầu, các món ăn liên quan tới cá chép giúp thông sữa hiệu quả, lợi tiểu, chữa ho tiêu phù và an thai.

Theo những nhà nghiên cứu hàng đầu, cứ 100gr cá chép thì có tới 23g protein, 162 calo, 1g chất béo bão hòa, vitamin C, vitamin A, 84mg cholesterol, và sắt. Giá trị dinh dưỡng của cá chép tương đương và có phần cao hơn cả cá lóc và cá hồi. Vì vậy, nếu có điều kiện sử dụng thường xuyên, cá chép sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng vô cùng cho mẹ bầu.
Với mẹ: giúp chống viêm, tăng cường các chức năng hoạt động của tim mạch, hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, cá chép còn có công dụng an thai, tránh động thai, thai bị phù… Với thai nhi: Thịt cá chép có tác dụng kích thích não bộ phát triển, hạn chế dị tật, giúp thai nhi phát triển toàn diện, khoải mạnh.
Những món ngon chế biến cùng cá chép cho bà bầu
Để nấu các món ngon từ cá chép dành cho bà bầu mà không bị tanh thì trước tiên bạn cần thực hiện đúng cách sơ chế cá chép. Cá chép mua về phải loại bỏ ruột, mang, cát sát vây để loại bỏ đường gân màu trắng trên cá. Đặc biệt là đánh sạch hết vảy cá. Bạn có thể sử dụng máy đánh vảy cá 3A để làm sạch vảy cá, loại bỏ mùi tanh.
Tiếp theo, có thể dùng nước vo gạo để ngâm cá trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Hoặc dùng rượu/rượu gừng ngâm 15 phút khử tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng/dấm/chanh ngâm cá khoảng 5 – 10 phút. Những cách này sẽ loại bỏ đến 99 % mùi tanh của cá.
Món cháo cá chép
Nguyên liệu: Một con cá chép tươi, rễ gai 15g, gia vị hạt nêm nước mắm, gạo nếp 100g, hành khô rửa sạch đập dập.
Bước 1: Cá chép làm sạch, để nguyên con nấu với nước. Sau khi cá đã nhừ, thịt tách riêng, xương riêng thì bỏ xương. Chú ý lọc kĩ để khi ăn không bị hóc.
Bước 2: Rễ gai rửa sạch sắc lấy nước. Sau đó bỏ phần bã khô đi.

Bước 3: Hòa nước rễ gai và nước cá cùng phần thịt cá nấu cùng với gạo nếp, cuối cùng phi thơm hành khô rắc lên trên. Nêm nếm lại gia vị cho ra bát và thưởng thức. Cố gắng duy trì món cháo cá chép bà bầu này ngày 2 lần trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày.
Món cá chép nấu cùng hành nghệ
Nguyên liệu: Một con cá chép tươi, gạo tẻ 100g, bột nghệ, rượu vang, hành lá, gia vị, dầu ăn.
Cách chế biến cháo cá chép cho mẹ bầu:
Bước 1: Rửa sạch cá chép với nước sau đó ướp trong khoảng 30 phút với rượu và bột nghệ.
Bước 2: Luộc cá với nước cho tới khi nhừ thì tách xương riêng, thịt riêng bỏ xương đi. Phần nước cá đem nấu cùng gạo tẻ. Khi gạo đã nhừ thì bạn cho nốt phần thịt cá vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Thêm một ít hành lá bên trên để món ăn hấp dẫn hơn. Sau đó cho ra bát và thưởng thức.
Nấu cá chép cùng với đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh bỏ vỏ, cá chép nguyên con, giấm, gia vị dầu ăn, gạo nếp và gạo tẻ
Bước 1: Ngâm đậu xanh không vỏ vào nước để đậu mềm trong khoảng 1 đến 2 tiếng. Bạn có thể dùng tay bấm thử xem đậu mềm hay chưa. Cá rửa sạch dưới vòi nước, sau đó rửa với dấm để khử mùi tanh.
Bước 2: Luộc cá với nước cho tới khi cá chín thì tách riêng thịt và xương, bỏ xương lấy thịt.
Bước 3: Cho gạo tẻ, gạo nếp cùng đậu xanh vào trộn với nhau. Tiếp đó thêm nước vào nồi ngập khoảng 2 đốt ngón tay và đun sôi. Đến khi nước bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lưa và ninh tiếp từ 5 đến 10 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 4: Múc cháo ra bát, cho cá lên trên đừng quên bỏ thêm hành lá để món ăn hấp dẫn hơn nhé.

Món cá chép nấu đậu đỏ
Cháo cá chép ăn cùng đậu đỏ không những lợi sữa, tốt cho sản phụ mà còn có thể phòng ngừa được chứng ho gió ho khan, bổ máu, tránh mệt mỏi. Đây là món ăn mà cả khi mang thai và sau sinh mẹ bầu đều nên sử dụng.
Nguyên liệu: Cá chép nguyên con, đậu đỏ, gạo nếp, táo đỏ, trần bì, gừng, hành tím, hành lá, gia vị hạt nêm…
Bước 1: Ngâm đậu đỏ từ 4 đến 5 tiếng hoặc ngâm cùng nước ấm để đậu nhanh mềm. Bạn có thể dùng tay nắn thử xem đậu đã mềm hay chưa.
Bước 2: Dùng nước lọc và gạo nếp nấu thành cháo. So với những loại gạo thông thường, dùng gạo nếp sẽ dẻo và thơm hơn.
Bước 3: Phi thơm hành khô và gừng tới khi chuyển màu.
Bước 4: Cá chép cạo sạch vảy, rửa với dấm hoặc muối để khử hết mùi tanh. Sau đó luộc cá với nước khoảng 10 phút cho tới khi cá chín mềm thì gỡ xương, lấy thịt.
Bước 5: Vẫn dùng tiếp nước luộc cá để ninh nhừ đậu đỏ , táo và trần bì. Sau khoảng 20 phút đậu mềm nhừ thì bạn cho gạo nếp vào ninh cùng. Tắt bếp, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Khi múc ra bát đừng quên cho thêm hành lá, rau mùi đế món ăn thơm ngon hấp dẫn hơn.
Các món cá chép cho bà bầu là thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ bầu. Bạn nên thường xuyên thay đổi các cách chế biến khác nhau để vẫn đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều mà không bị ngấy.