• Kinh nghiệm du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Điểm đến du lịch
  • Ẩm thực 3 miền
  • Ẩm thực đường phố
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
No Result
View All Result
Ẩm Thực
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Gìn giữ và phát triển dàn nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer

Hoàng Diệp by Hoàng Diệp
04/12/2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Gìn giữ và phát triển dàn nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer
Dàn nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer

Dàn nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer

Nhạc ngũ âm là một loại hình âm nhạc của dàn nhạc mang đậm tính chất nghi lễ, tín ngưỡng, gắn liền với nghi lễ và đời sống sinh hoạt của Phật giáo Tiểu thừa trong các chùa, phum, sóc của người Khmer. Loại hình âm nhạc này được nhận định là chịu ảnh hưởng của văn hóa trong cung đình và tôn giáo ở Ấn Độ và một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, nhưng vẫn phản ánh những nét độc đáo, riêng biệt của người Khmer nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng.

Mục Lục

  • Đôi nét về dàn nhạc ngũ âm của người Khmer
  • Người học phải thực sự đam mê nhạc ngũ âm mới học được
  • Loại hình âm nhạc truyền thống ngày càng được phổ biến rộng rãi

Đôi nét về dàn nhạc ngũ âm của người Khmer

Người dân ở các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống ắt hẳn không còn xa lạ với những nhạc phẩm nổi tiếng như “Sóc sờ bai Sóc Trăng”, “Hương tình Trà Vinh”… Đây là những nhạc phẩm hiện đại mang âm hưởng của nhạc ngũ âm rất đặc trưng. Rất dễ nhận biết so với nhạc mang âm hưởng Tây Nguyên, Tây Bắc và các dòng nhạc dân ca ở các địa phương khác.

Đôi nét về dàn nhạc ngũ âm của người Khmer
Những nhạc cụ cơ bản của dàn nhạc ngũ âm

Nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer (Pinn Peat) là một dàn nhạc được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ. Được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau. Tạo nên 5 âm sắc riêng biệt. Đó là bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Trong đó, mỗi bộ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham gia. Tạo nên biên chế hoàn chỉnh của dàn nhạc ngũ âm. Ngũ âm truyền thống gồm loại 9 nhạc cụ. Kèn Srolai Pinn Peat (Bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (Bộ mộc); Rôneat Đek (Bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chhưng (Bộ đồng); Trống Samphô, Trống Skô Thum (Bộ da).

Người học phải thực sự đam mê nhạc ngũ âm mới học được

Ông Sơn Kim Đêl, nhạc công của chùa Pô Thi ThLâng, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết; muốn chơi được nhạc cụ này phải đầu tư luyện tập và phải có niềm yêu thích âm nhạc truyền thống thì mới học được. “Cái khó của nhạc ngũ âm là người học phải bỏ công sức ra tập luyện. Ít nhất từ 3 tháng đến 1 năm mới có thể chơi được các điệu cơ bản. Trong khi hiện nay, đa số thanh – thiếu niên người địa phương bận nhiều việc. Ít người chú ý đến học nhạc cụ”, ông Đêl chia sẻ.

Trong những ngày tết cổ truyền và những ngày lễ quan trọng của đồng bào Khmer; nhạc ngũ âm thường được biểu diễn để hỗ trợ cho các điệu múa. Với những âm thanh trầm bổng, nhạc ngũ âm đã làm cho những điệu múa của đồng bào Khmer thêm phần uyển chuyển. Đặc biệt, trong các bài múa cổ và các bài hát, các vở diễn trong sân khấu dù kê, rô bă. Nhạc ngũ âm càng góp phần tạo nên nét riêng, sinh động của âm nhạc truyền thống. Khiến người xem say mê, thích thú. Sự kết hợp giữa các động tác múa, màu sắc trang phục, ánh sáng cùng âm thanh bổng trầm của nhạc cụ ngũ âm. Tất cả đã tạo nên một điểm nhấn đặc sắc rất riêng của nhạc ngũ âm.

Loại hình âm nhạc truyền thống ngày càng được phổ biến rộng rãi

Nhạc ngũ âm ngày càng được phổ biến rộng rãi
Các em nhỏ biểu diễn nhạc ngũ âm

Theo ông Thạch Si Vết, phật tử của chùa Phù Ly 1, xã Đông Bình, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long); trước đây nhạc ngũ âm chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ tại chùa. Còn ngày nay đã được sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng. Ngoài các ngày lễ, tết truyền thống, nhạc ngũ âm còn được biểu diễn trong các lễ hội văn hóa. Và được biểu diễn tại nhiều địa điểm hơn. Như trong nhà dân, trên đường làng và cả trên sông nước. “Tuy nhiên, có vẻ như nhạc ngũ âm truyền thống vẫn mang một nét riêng, hơi hướng về lễ hội và các tang lễ. Các nhạc công chủ yếu học lỏm và truyền nghề cho nhau cũng thiếu tính chuyên nghiệp”; ông Si Vết chia sẻ.

Sư cả Huỳnh Nê, Trụ trì chùa Pô Thi ThLâng, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, (Sóc Trăng) cho biết; nhạc ngũ âm được sử dụng trong tất cả các ngày lễ lớn ở chùa. Như Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôl ta, Ooc Om Bok…“Nhà chùa đã lập một đội nhạc công từ 6 đến 7 người ở địa phương để biểu diễn trong các ngày lễ, tết. Qua đó cũng nhằm giữ gìn nét đẹp âm nhạc truyền thống của dân tộc”, sư Nê nói.

Tags: dàn nhạc của người Khmernhạc cụ của người Khmernhạc ngũ âm
Previous Post

Tìm hiểu về lễ Mừng lúa mới của đồng bào Xơ-đăng ở Gia Lai

Next Post

Nét đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc qua những làn điệu quan họ Bắc Ninh

Hoàng Diệp

Hoàng Diệp

Next Post
Nét đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc qua những làn điệu quan họ Bắc Ninh

Nét đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc qua những làn điệu quan họ Bắc Ninh

Please login to join discussion

Thông Tin Nổi Bật

  • Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên rất nên được bảo tồn và tiếp tục phát triển

    Ý nghĩa và những nét độc đáo trong lễ hội đua voi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Rau ngũ gia bì hương – Món ăn“thần dược” vùng cao Sa Pa, Bắc Hà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức món phở Hà Nội say đắm lòng người

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nét đặc sắc của văn hóa Kinh Bắc qua những làn điệu quan họ Bắc Ninh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đến Quảng Trị nếm thử món ăn đặc biệt có tên Cháo cá Vạt giường Hải Lăng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nét văn hóa đặc sắc của vùng đất cố đô qua những giai điệu ca Huế

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tìm hiểu về món bún đậu mắm tôm của người Hà Thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức tô bún hến Mai Xá nổi tiếng ở Quảng Trị

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khám phá nét ẩm thực đường phố Việt qua món gỏi cuốn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng thưởng thức phá lấu – Món ăn đường phố lâu đời ở Sài Gòn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by dvortho.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by dvortho.com