Cung cấp đủ số lượng, chất lượng các loại dưỡng chất cần thiết là tiêu chí vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Đó là sự cân bằng trong chế độ ăn và trong việc bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của các bé. Bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là bộ ba dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn, có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tích cực nhất đến quá trình phát triển của trẻ.
Chất đạm – Protein
Các cơ trong cơ thể của trẻ được cấu tạo chủ yếu từ các chất đạm (protein). Và chúng ta không thể quên nó khi “Quý ngài cơ bắp” đang tăng trưởng. Kháng thể của trẻ sử dụng các chất protein. Bởi vì không có các axit amin thì các “chiến sĩ nhỏ” sẽ không thể sống được. Các chất protein có trong sữa, cá và thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt thỏ, thịt gà). Với một cốc sữa hoặc một thìa thịt băm (30g) mỗi ngày, trẻ sẽ có đủ lượng protein. Nhưng hãy chú ý, nếu quá nhiều, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo và gây ra chứng béo phì. Trường hợp trẻ dị ứng với sữa, cùng với bác sĩ nhi khoa, bạn nên chọn một thực phẩm thay thế có liều lượng protein thấp. Để tránh tích tụ chất béo.
Có hai loại đạm:
- Đạm động vật: thường phổ biến hơn và được nhiều người biết tới. Đó là những thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa,… Đây là những protein quý bởi nó chứa hàm lượng protein cao.
- Đạm thực vật: là những thực phẩm như dòng họ nhà đậu, gạo, mì, ngô, hạt dinh dưỡng,… Tuy có hàm lượng protein không cao bằng động vật, nhưng đây lại được đánh giá cao. Vì là nguồn cung cấp protein lành mạnh cho cơ thể chúng ta.
Thực phẩm giàu protein gồm có: thịt động vật, gia cầm, cá, trứng, thực phẩm dạng hạt, đậu, các sản phẩm từ sữa…
Chất béo – Lipide
Trẻ em không cần ăn kiêng mà rất cần chất béo (lipide) nhưng không quá nhiều. Mắt, não bộ và trái tim trẻ không thể thiếu các chất lipide. Các vitamin A, D, E và K không thể được chuyển hóa nếu không có chất này. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi, nỗi lo lắng duy nhất của chúng ta là cần có một chế độ ăn uống đa dạng, phong phú. Ngay khi trẻ chuyển sang sữa công thức, bạn sẽ phải kiểm soát số lượng sữa trẻ uống. Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, không được cho uống quá 500 ml sữa mỗi ngày. Đồng thời, không cho trẻ ăn phô mai và các chế phẩm khác từ sữa. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước hơn. Và tránh cho trẻ uống nước hoa quả, nước có ga và các đồ uống có đường.
Có bốn loại chất béo chính là:
- Chất béo không bão hòa đơn.
- Chất béo không bão hòa đa.
- Chất béo bão hòa.
- Chất béo chuyển hóa.
Nguồn thực phẩm giàu chất béo là các loại sữa, dầu thực vật, thịt, cá, lạc, đậu…
Chất Glucide
Khi trẻ bắt đầu khám phá ngôi nhà bằng “bốn chân”, bạn sẽ cho trẻ ăn nhiều đường. Chất glucide tự nhiên có trong ngũ cốc, gạo và hoa quả. Vì các chất glucide cho phép tiêu hóa các chất protein và các chất dinh dưỡng khác. Nên bạn cần lên thực đơn cẩn thận bằng cách thêm chất lipide vào mỗi bữa ăn. Trái tim và não bộ của trẻ không ngừng phát triển, tiêu thụ nhiều năng lượng. Vì vậy, nếu trẻ thiếu năng lượng, cha mẹ phải cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả khác. Nhưng không bao giờ được thêm kẹo. Vì kẹo chứa lượng calo cao gấp 10 lần lượng calo trẻ cần.
Các loại chất đường bột được phân thành 3 loại:
- Monosaccharid: Glucoza, Fructoza, Galactoza là các phân tử đơn giản nhất của Glucid. Chúng dễ hấp thu đồng hóa nhất. Các thực phẩm động vật và thực vật đều có chứa các phân tử Glucid đơn giản này. Nó tạo nên vị ngọt của thực phẩm.
- Disaccharid: Saccaroza, Lactoza là các phân tử đường kép tiêu biểu. Các Disaccharid khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn. Disaccharid và Monosaccharid đều có vị ngọt. Nếu saccaroza có độ ngọt là 100 thì Fructoza có độ ngọt là 173, Lactoza là 16, Galactoza là 32 và Glucoza là 79.
- Polysaccharid: Tinh bột (Amidon, Amilopectin), Glycogen, Xenluloza là các dạng phân tử Glucid lớn. Hàm lượng và chủng loại của các phân tử Glucid này rất khác nhau trong các loại thực phẩm. Chúng có ảnh hưởng lớn đến trạng thái và độ đồng hóa hấp thu của thực phẩm.